6 KÊNH ĐÀO GIAO THÔNG NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

6 KÊNH ĐÀO GIAO THÔNG NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

6 KÊNH ĐÀO GIAO THÔNG NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

6 KÊNH ĐÀO GIAO THÔNG NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Kênh đào giao thông - tuyến đường thủy nhân tạo để kết nối các tuyến đường biển chính giúp tàu thuyền, đặc biệt là tàu vận tải, di chuyển thuận lợi, tiết kiệm thời gian và tránh được rủi ro. Có hàng trăm dòng kênh trên khắp thế giới, nhưng chỉ có một vài kênh đào giao thông nổi tiếng về chiều dài, chiều rộng, độ sâu hay đơn giản là tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất. Dưới đây là tổng hợp 6 kênh đào giao thông nổi tiếng trên thế giới: 

1. Kênh đào Grand, Trung Quốc

Kênh đào Grand kết nối 2 miền Nam và Bắc Trung Quốc, được xây dựng vào năm 468 trước Công nguyên, là kênh vận chuyển dài nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Sở hữu chiều dài 1.776km, kênh đào này đi qua một số con sông lớn như: Dương Tử, Hoàng Hà… kết nối nhiều tỉnh, thành và có vai trò chính trong việc vận chuyển hàng hóa, đóng góp to lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Ước tính có khoảng 100 ngàn tàu thuyền đi qua dòng kênh này mỗi năm. Năm 2014, kênh đào Grand được liệt kê là một trong những Di sản thế giới của UNESCO.

2. Kênh đào Suez, Ai Cập

Có chiều dài 193,5km, Suez là một trong những kênh đào giao thông quan trọng cho thương mại hàng hải. Đây là tuyến vận tải biển nhân tạo được xây dựng trong 10 năm, từ năm 1859-1869, giảm thời gian di chuyển từ Ấn Độ Dương đến Đại Tây Dương còn 7 ngàn km. Kênh Suez là tuyến đường biển được nhiều quốc gia sử dụng nhất trên thế giới.

3. Kênh đào Panama, Cộng hòa Panama

Cắt ngang eo đất tại Trung Mỹ, kênh đào Panama là một trong những công trình tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại và khó thực hiện kỹ thuật xây dựng nhất vì sự liên kết giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Một giải pháp an toàn là sử dụng các cổng khóa (lock gates) ở cả 2 đầu cầu để nâng hoặc hạ tàu theo mực nước biển. Kênh đào này được xây dựng với mục đích để tàu thuyền di chuyển giữa 2 đại dương, đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí vận tải biển. Được đưa vào sử dụng năm 1914, dài 82km, kênh đào Panama giúp tàu thuyền đi lại giữa bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ rút ngắn hành trình còn 15 ngàn km.

4. Kênh đào Corinth, Hy Lạp         

Dòng kênh nhân tạo hẹp và sâu nhất thế giới đi qua eo đất Corinth cũng mang tên Corinth, dài 6,4km. Việc đào dòng kênh bắt đầu từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên nhưng chính thức hoạt động vào năm 1893. Người khởi xướng việc xây dựng kênh Corinth là các kiến trúc sư người Hungary, thực hiện công trình trong 12 năm. Độ sâu của dòng kênh giúp tàu thuyền tránh được những tảng đá ngầm nguy hiểm ở bán đảo Peloponnese khi di chuyển giữa 2 vịnh Corinth và Saronic. Khoảng 15 ngàn tàu từ 50 quốc gia di chuyển qua dòng kênh này. Do chiều rộng của kênh chỉ có 21m nên không thể tiếp nhận những con tàu hiện đại có kích thước lớn.

5. Kênh đào Erie, Mỹ  

Kênh đào ở ngoại ô New York có tên Erie, bắt đầu được xây dựng năm 1817, hoàn thành năm 1825 và do lưu lượng giao thông ngày càng tăng nên được mở rộng thêm từ năm 1836-1862. Tuyến đường thủy dài 584km này giúp tàu thuyền có thể đi lại giữa Đại Tây Dương và Ngũ Đại Hồ (5 hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới nằm gần biên giới Canada - Mỹ). Kênh đào Erie được coi là một trong những thành tựu của nước Mỹ, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, không chỉ về tài chính mà còn kích hoạt sự phát triển thương mại, nông nghiệp với tầm vĩ mô. Đến thế kỷ XX, kênh Erie vẫn là tuyến đường thủy thiết yếu kết nối một số thành phố, phục vụ thương mại đường thủy và ngày nay xuất hiện thêm các tàu du lịch.

6. Kênh đào Kiel, Cộng hòa liên bang Đức

Khai trương vào năm 1895, kênh đào Kiel dài 98km đi qua bang Schleswig-Holstein. Tuyến đường thủy nhân tạo này giúp các tàu thuyền đến Đan Mạch gần hơn. Kênh đào Kiel nối Biển Bắc với Biển Baltic, không chỉ rút ngắn hành trình mà còn giúp tàu bè tránh được khó khăn, rủi ro khi vận tải hàng hóa. Đây được coi là tuyến đường thủy nhân tạo nhộn nhịp nhất châu Âu, trung bình 250 tàu thuyền di chuyển qua kênh mỗi ngày. Phải mất 8 năm và hơn 9 ngàn công nhân để hoàn thành việc xây dựng dòng kênh Kiel.

Nguồn: Báo Đồng Nai