BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BA LAN

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BA LAN

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BA LAN

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BA LAN

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

1. Tổng quan về kinh tế

Ba Lan đã theo đuổi một chính sách tự do hóa kinh tế và nổi bật như là một câu chuyện thành công giữa các nền kinh tế đang chuyển đổi. Đây là quốc gia duy nhất trong Liên minh châu Âu duy trì tốc độ tăng trưởng GDP tích cực trong cuộc suy thoái kinh tế 2008- 2009. GDP bình quân đầu người vẫn còn dưới mức trung bình so với EU, nhưng bằng với ba quốc gia Baltic. Từ năm 2004, là thành viên EU và sự tiếp cận vào quỹ cấu trúc EU đã tạo ra một sự thúc đẩy lớn cho nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhanh chóng còn 6,4% trong tháng 10 năm 2008, nhưng tăng trở lại 11,8% cho năm 2010, vượt mức trung bình của EU nhiều hơn 2%. Lạm phát đạt mức thấp khoảng 2,6% trong năm 2010 do suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng từ đó đã tăng lên và dự kiến sẽ vẫn còn khoảng 3%, và gần với giới hạn trên của Ngân hàng Quốc gia tỷ lệ mục tiêu của Ba Lan. Nền kinh tế của Ba Lan có thể cải thiện trong dài hạn nếu quốc gia này giải quyết những thiếu hụt còn tồn tại trong môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ. Một hệ thống toà án thương mại không đầy đủ, một bộ luật lao động không rõ ràng, cơ chế quan liêu, sự tham nhũng ở mức thấp kéo dài đã làm cho khu vực kinh tế tư nhân không thể phát triển hết tiềm năng của mình. Những nhu cầu gia tăng về nguồn vốn cho việc chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, hệ thống hưu trí quốc gia gây ra lạm phát ngân sách khu vực tư nhân tăng lên 7,9% GDP trong năm 2010. Chính phủ liên minh PO/PSL, nắm quyền từ tháng 11/2007, đã lên kế hoạch giảm lạm phát ngân sách trong năm 2011 và thông báo mục đích này để ban hành cái cách môi trường kinh doanh thân thiện, tăng sự tham gia của lực lượng lao động, giảm tăng trưởng chi ngân sách lĩnh vực công, giảm thuế và thúc đẩy sự tư nhân hoá. Chính phủ đã thực hiện những cải cách chính sách chậm nhưng lại đẩy nhanh sự tư nhân hoá. Trong khi nền kinh tế Ba Lan đã phát triển tốt trong năm năm qua, nhưng năm 2012 tăng trưởng chậm lại, một phần là do những khó khăn kinh tế đang diễn ra trong khu vực đồng euro. Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng đánh giá cao các chính sách tài khóa thắt chặt mà Ba Lan đã thực hiện trong những năm vừa qua. Thâm hụt ngân sách của nước này đã giảm từ mức tương đương 7,9% GDP trong năm 2010 xuống còn 3,9% GDP trong năm 2012, và đây cũng là lần đầu tiên tỷ lệ nợ công/GDP sụt giảm kể từ năm 2007. Ba Lan là thành viên duy nhất của Liên minh châu Âu (EU) có nền kinh tế tăng trưởng hàng năm trong suốt hơn hai thập niên qua. Trong quý 1 năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 3,3% so với năm trước, sau khi tăng 2,7% trong quý 4 của năm 2013.