BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BỒ ĐÀO NHA

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BỒ ĐÀO NHA

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BỒ ĐÀO NHA

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BỒ ĐÀO NHA

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Kinh tế

1Tổng quan tình hình phát triển kinh tế

Từ khi gia nhập EU vào năm 1986, nền kinh tế Bồ Đào Nha có điều kiện phát triển hơn nhờ các ngành dịch vụ. Trong hai thập kỷ qua, Bồ Đào Nha đã tiến hành tư nhân hóa thành công nhiều công ty của nhà nước trước đây, thực hiện chính sách mở cửa đối với các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực tài chính và viễn thông. Kinh tế Bồ Đào Nha phát triển liên tục trong gần hai thập kỷ qua nhưng tăng trưởng thấp giai đoạn 2004-2007: 1,2%. Thâm hụt ngân sách 5% GDP, vượt quá ngưỡng quy định của Hiệp ước Maastricht. GDP của Bồ Đào Nha chỉ đạt 86,8% mức trung bình của Châu Âu. So với các nước Tây Âu khác, hiện Bồ Đào Nha có nền kinh tế kém phát triển nhất. Nền công nghiệp chưa hoàn chỉnh, trang bị kỹ thuật tương đối cũ. Nền nông nghiệp cũng còn trong tình trạng lạc hậu. Hệ thống giáo dục yếu kém là một trở ngại lớn để người dân tiếp thu các ngành công nghệ cao. Bồ Đào Nha chủ yếu tiếp nhận đầu tư của Châu Á và Trung Âu. Năm 2008, tăng trưởng GDP của Bồ Đào Nha chỉ đạt 0,9%, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ và đã lan sang các nước khác trên thế giới. Những vấn đề về năng lực cạnh tranh, triển vọng tăng trưởng kinh tế thấp và tình hình nợ công ở mức cao đang khiến nền kinh tế đối mặt với tình trạng khủng hoảng của thị trường trái phiếu. Chính phủ đang thực hiện các biện pháp thắt chặt làm giảm tình trạng thâm hụt ngân sách từ 9,4% GDP năm 2009 xuống còn 4,6% GDP năm 2011. Tuy nhiên các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến khả năng của đất nước trong việc đạt được những mục tiêu này và giải quyết các khoản nợ. Không lựa chọn các giải pháp kích cầu kinh tế, hiện nay chính phủ đang tập trung thúc đẩy xuất khẩu và triển khai các cải cách về thị trường lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP và cải thiện những vấn đề về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nền kinh tế tiếp tục co lại trong năm 2011 và cả năm 2012. Sự suy yếu nhu cầu trong nước kéo dài dẫn đến lạm phát thấp hơn khi không còn ảnh hưởng của giá dầu tăng cao và giảm các loại thuế gián tiếp.Theo Viện thống kê quốc gia INE, kinh tế Bồ Đào Nha trong năm 2012 đã sụt giảm 3,2% Nhưng trong năm 2013, thị trường tài chính Bồ Đào Nha đã biến động mạnh vào sáng 3/7/2013 khi tin Bộ trưởng tài chính và Bộ trưởng ngoại giao từ chức được công bố. Cuối năm 2014 kinh tế Bồ Đào Nha có sự tăng trưởng nhẹ, GDP tăng 0,5% trong quý 4 so với 0,3% trong quý 3, đạt mức 0,9% trong cả năm 2014. Đà tăng trưởng sẽ tiếp tục trong hai năm tiếp theo. Những cải thiện trong hoạt động xuất khẩu tạo động lực chính cho sự phục hồi diễn ra trong năm 2015. Bên cạnh đó, sự đóng góp của nhu cầu nội địa sẽ trở nên lớn hơn trong năm 2016 khi đầu tư và tiêu dùng cá nhân tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm hơn nữa nhưng vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến mức lương và giá cả tăng.