BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG ĐỨC

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG ĐỨC

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG ĐỨC

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG ĐỨC

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

1.1.Tổng quan tình hình phát triển kinh tế

Nền kinh tế Đức - nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới về GDP (ngang giá sức mua) và lớn nhất châu Âu – Đức là một nước xuất khẩu hàng đầu về máy móc, phương tiện vận tải, hóa chất và thiết bị gia đình và lợi ích từ một lực lượng lao động có tay nghề cao. Cũng giống như các nước láng giềng Tây Âu, Đức phải đối mặt với những thách thức đáng kể về dân số để duy trì tăng trưởng bền vững dài hạn. Tỷ lệ sinh thấp và nhập cư giảm đang gia tăng áp lực lên hệ thống phúc lợi xã hội của đất nước và đòi hỏi phải cải cách cơ cấu. Những cải cách của Thủ tướng Đức Gerhard SCHROEDER (1998-2005) là cần thiết để giải quyết thất nghiệp hàng năm cao và tăng trưởng bình quân thấp, góp phần tăng trưởng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Những tiến bộ này, cũng như trợ cấp chính phủ, đề án giảm giờ làm việc, giúp giải thích sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp trong cuộc suy thoái 2008-2009 – suy thoái sâu nhất kể từ Thế chiến II và giảm 5,3% trong năm 2014. Chính phủ Đức đã đưa ra mức lương tối thiểu là khoảng 11,60$/giờ, có hiệu lực từ năm 2015. Những nỗ lực nhằm khuyến khích và ổn định bắt đầu từ năm 2008 và 2009 và cắt giảm thuế được đưa ra vào nhiệm kỳ thứ hai của Thủ tướng Angela Merkel đã làm tăng tổng thâm hụt ngân sách của Đức – bao gồm cả ngân sách liên bang, bang và chính quyền lên mức 4,1% năm 2010, tuy nhiên việc cắt giảm chi tiêu và thu thuế cao hơn giảm thâm hụt xuống còn 0,8% vào năm 2011, đến năm 2012 Đức đạt thặng dư ngân sách 0,1%. Ngân sách cân bằng năm 2014. Một sửa đổi hiến pháp vào năm 2009 nhằm giới hạn thâm hụt chính phủ không quá 0,35% GDP mỗi năm cho đến năm 2016 mặc dù mục tiêu này đã đạt được vào năm 2012. Sau thảm họa nổ lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima- Nhật Bản vào tháng 3/2011, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công bố vào tháng 5/2011, tám trong số 17 lò phản ứng hạt nhân của nước này sẽ phải đóng cửa ngay lập tức và các nhà máy còn lại sẽ đóng cửa vào năm 2022. Đức hy vọng sẽ thay thế năng lượng điện hạt nhân bằng năng lượng tái tạo, chiếm khoảng 34% tổng tiêu thụ năng lược, tăng so với mức 9% năm 2000. Trước khi đóng cửa 8 nhà máy, Đức phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, chiếm 23% nguồn cung cấp điện và 46% nguồn sản xuất điện.

1.2. Các ngành kinh tế trọng điểm Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản về GDP, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu (năm 2012 xuất 1381 tỷ Euro, +4,5%). Các ngành công nghiệp chủ yếu là: chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Từ năm 1975 Đức là thành viên của G8. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã có tác động đến kinh tế Đức mà thiệt hại nặng nề nhất là các ngành định hướng xuất khẩu chế tạo máy và thiết bị cũng như ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, Đức là một trong những quốc gia phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng kinh tế. Năm 2012 tăng trưởng kinh tế Đức đạt 0,6%, năm 2013 - 0,4 %, tuy thấp song đây vẫn là mức tăng trưởng cao hàng đầu trong nhóm các nền kinh tế phát triển. Nhiều ngành công nghiệp như máy móc, ô tô, điện tử, hoá chất,…đều đạt tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu cao.