BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG PHÁP

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG PHÁP

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG PHÁP

BÁO CÁO HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG PHÁP

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

1. Kinh tế

1.1 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế

Nền kinh tế Pháp đa dạng hóa ở tất cả các lĩnh vực. Chính phủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ nhiều công ty lớn, như Air France, France Telecom, Renault và Thales. Tuy nhiên, chính phủ duy trì sự hiện diện ở một số lĩnh vực, đặc biệt là điện, giao thông công cộng và ngành quốc phòng. Với hơn 84 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm, Pháp là một trong những quốc gia có ngành du lịch phát triển nhất trên thế giới và duy trì là nước có thu nhập cao thứ ba từ ngành du lịch. Các nhà lãnh đạo của Pháp cam kết theo đuổi chủ nghĩa tư bản, duy trì công bằng xã hội bằng các luật, chính sách thuế, và chi tiêu xã hội để giảm nhẹ sự bất bình đẳng kinh tế. GDP thực tế của Pháp tăng 0,4% năm 2014. Tỷ lệ thất nghiệp (bao gồm cả vùng lãnh thổ ở nước ngoài) đã tăng từ 7,8% năm 2008 lên 10,5% trong năm 2014. Thanh niên thất nghiệp ở đô thị Pháp giảm từ mức cao 25,4% quý IV năm 2012 xuống 24,3 % quý IV năm 2014. Tăng trưởng thấp hơn dự kiến và chi tiêu cao đã gây căng thẳng tài chính công của Pháp. Thâm hụt ngân sách tăng mạnh từ 3,3% GDP năm 2008 lên 7,5% GDP năm 2009 trước khi giảm xuống 4,3% GDP năm 2014. Trong khi đó nợ công của Pháp đã tăng từ 68% GDP lên hơn 92% cùng kỳ. Được bầu nhờ cánh tả truyền thống, Tổng thống Francois Hollande gây ngạc nhiên và làm cho nhiều người ủng hộ nổi giận với bài phát biểu vào tháng 1 năm 2014 công bố sự thay đổi mạnh trong chính sách kinh tế của ông. Ông đã ví bản thân mình như một nhà cải cách tự do hoá. Ngân sách chính phủ năm 2014 đã cân bằng việc giảm thu từ thuế bằng cách cắt giảm chi tiêu 24 tỷ USD. Tháng 12 năm 2014, ông Hollande tuyên bố cải cách bổ sung, bao gồm một kế hoạch kéo dài giờ kinh doanh thương mại, tự do hóa các dịch vụ chuyên nghiệp và bán ra 6,2 đến 12,4 tỷ USD tài sản do nhà nước làm chủ. Gánh nặng thuế của Pháp vẫn cao hơn mức trung bình của EU và cắt giảm thuế thu nhập trong thập kỷ vừa qua đang bị đảo ngược, đặc biệt đối với người thu nhập cao.

1.2 Các ngành kinh tế trọng điểm

Nông nghiệp: Pháp là nước đứng đầu Châu Âu về sản xuất và xuất khẩu nông sản. Tuy chỉ có 6% lao động làm việc trong nông nghiệp, hàng năm Pháp xuất siêu khoảng 6,6 tỷ USD hàng nông sản gồm lúa mì, rượu nho, các sản phẩm thịt và sữa. Năng suất lao động nông nghiệp cao, công nghiệp chế biến thực phẩm rất phát triển chiếm 5% GDP. Các ngành công nghiệp mũi nhọn: Pháp đang đứng đầu thế giới về các lò phản ứng hạt nhân tái sinh và phóng vệ tinh thương mại, thứ nhì về công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, thứ ba về công nghiệp vũ trụ. Tài năng thiết kế của người Pháp còn được thể hiện trong việc chế tạo tầu hoả cao tốc, thiết bị điện phức tạp, tên lửa, vệ tinh viễn thông, máy bay (siêu thanh Concorde, Airbus, Caravelle, Mystère, Mirage). Các hãng Renault và PSA Peugeot Citroën là những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới và đang chiếm 24% thị phần Châu Âu.