CÁC BƯỚC CƠ BẢN VÀ KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH LÀM HÀNG AIR

CÁC BƯỚC CƠ BẢN VÀ KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH LÀM HÀNG AIR

CÁC BƯỚC CƠ BẢN VÀ KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH LÀM HÀNG AIR

CÁC BƯỚC CƠ BẢN VÀ KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH LÀM HÀNG AIR

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

1.Quy trình làm hàng nhập khẩu của Airline

Quy trình làm lô hàng air nhập khẩu của hãng hàng không như sau:

Bước 1: Thông báo cho đơn vị phục vụ mặt đất (Kho hàng) về kế hoạch hạ cánh và khai thác hàng.

Bước 2: Làm thủ tục hải quan nhập cảnh cho tàu bay

Bước 3: Bàn giao hàng hóa và chứng từ cho đơn vị phục vụ mặt đất (kho hàng).

Bước 4: Thanh toán chi phí phục vụ mặt đất cho các đơn vị cung cấp dịch vụ

2.Quy trình của kho hàng (trực thuộc Airline)

Thông thường các máy bay khi hạ cánh xong, lô hàng sẽ được đưa về từng kho hàng đã được chỉ định trước.Ở sân bay Quốc tế Nội bài có 3 kho hàng gồm: Kho NCTS, kho ALS (kho mới nhất, dịch vụ phát triển nhất), kho ACSV.  

Quy trình làm việc cụ thể của kho hàng như thế nào?

Bước 1: Nhận kế hoạch của Airline để xếp dỡ hàng hóa từ mâm hàng (khi hàng được dở xuống sẽ được đưa lên mâm hàng và có xe kéo vào kho) xuống kho lưu trữ.

Bước 2: Phân loại hàng hóa trong kho lưu trữ.

Bước 3: nhận bộ chứng từ kèm hàng của Airlines, phát hành A/N 1 (Thông báo hàng đến) gửi đến khách hàng (Công ty Forwarder).

Bước 4: Phát hành phiếu xuất khi cho khách hàng dựa trên giấy giới thiệu và ủy quyền nhận hàng.

Bước 5: Thu phí phục vụ hàng nhập (gồm phí local charge và THC – Terminal hanling charge, tức là phí làm hàng tại cảng nhập). 

Bước 6: bàn giao hàng hóa cho khách hàng sau khi kiểm tra đối chiếu: phiếu xuất khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan.

Bước 7: Lưu hồ sơ phục vụ việc: kiểm kê, báo cáo.

3.Quy trình làm hàng nhập air của forwarder

Bước 1: Gửi thông tin về lô hàng nhập khẩu cho Agent tại nước xuất khẩu để check giá

Bước 2: Báo giá tới khách hàng (người nhập khẩu)

Bước 3: Nhận bộ chứng từ của Agent (Master bill và House bill) để gửi cho khách (người nhập khẩu).

Bước 4: Căn cứ vào A/N 1 của kho hàng rồi phát hành A/N 2 tới khách hàng (người nhập khẩu)

Bước 5: Nhận chứng từ Invoice, packinglist,…) và nhận yêu cầu dịch vụ từ khách hàng (người nhập khẩu)

Bước 6: Khi báo Hải quan dựa trên chứng từ khách hàng cung cấp (lưu ý đây là bước cực kì quan trọng).

Bước 7: Làm thủ tục hải quan và đóng các phí chi hộ (phí bốc xếp, THC, local charge, thuế,…) tại cửa khẩu.

Bước 8:Giao hàng, thu tiền dịch vụ, hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu gửi khách hàng.

4.Quy trình làm hàng Air nhập khẩu của công ty nhập khẩu.

Bước 1: Kiểm tra hợp đồng, xác định lượng hàng hóa nhập khẩu để xin giá từ bên Forwarder (FWD) cung cấp dịch vụ. 

Bước 2: Xác định thông tin trên vận đơn khi FWD gửi chứng từ nháp (vận đơn) xem đúng hay sau và có cần chỉnh sửa thêm thông tin gì không.

Bước 3: Nhận A/N 2 từ FWD và gửi chứng từ (Chứng từ khai báo hải quan) tới FWD làm dịch vụ (Hải quan và Vận tải nội địa).

Bước 4. Hỗ trợ FWD khai báo Hải quan (Đây là bước cực kì quan trọng)

Bước 5: Chuẩn bị chứng từ liên quan đến lô hàng để giao cho FWD đi làm thủ tục.

Bước 6: Đóng thuế (nếu có), thường thì khoảng 500,000đ / 1 tờ khai.

Bước 7: Bố trí nhân lực và kho bãi để nhận hàng từ xe tải của FWD để nhận hàng.

Bước 8: Lưu bộ hồ sơ nhập khẩu.

 

Nguồn: kynangxuatnhapkhau