CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU PHỔ BIẾN

CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU PHỔ BIẾN

CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU PHỔ BIẾN

CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU PHỔ BIẾN

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Nhập khẩu trực tiếp

Theo hình thức này, bên mua và bên bán hàng hóa trực tiếp thực hiện giao dịch với nhau, không cần thông qua trung gian và không có sự ràng buộc trong quá trình mua bán.

Hình thức nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Người mua muốn thuận lợi ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thì cần nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác phù hợp. Sau khi hoàn tất, họ sẽ tiến hành ký kết hợp đồng, chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan phát sinh sau đó,…

Ưu điểm

Nhược điểm

  Các đơn vị kinh doanh sẽ chủ động hơn trong quá trình kinh doanh của mình. Thay vì thông qua đơn vị thứ ba, các doanh nghiệp sẽ trực tiếp thâm nhập vào thị trường để gợi mở và tìm cơ hội cho mình.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt sẽ mang đến hiệu quả kinh doanh cao và khẳng định được uy tín của mình trên thị trường quốc tế.

  Hình thức nhập khẩu trực tiếp chỉ áp dụng cho những đơn vị kinh doanh lâu năm. Bởi các công ty mới thành lập sẽ không có nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ để nhập khẩu hàng từ nước ngoài về.

 

 

Nhập khẩu ủy thác

Hoạt động ủy thác nhập khấu được quy định trong chương 4 của Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hướng dẫn luật thương mại về hoạt động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thông qua đơn vị trung gian, hay gọi là forwarder. Theo đó, đơn vị này sẽ thay mặt chủ hàng đứng tên và tiến hành làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu mặt hàng và hưởng chi phí uỷ thác.

Đối với bên nhận ủy thác, họ phải có trách nhiệm:

  • Cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng

  • Cung cấp những điều kiện liên quan đến đơn hàng ủy thác

  • Tiến hành ký kết hợp đồng ký và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa.

Hiện nay các forwarder uy tín trên thị trường thường có nghiệp vụ chuyên môn cao, giúp chủ hàng tránh được các rủi ro trong việc xuất khẩu, điều này giúp hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và tiết kiệm nhiều thời gian. Ngoài ra, thuê các đơn vị forwarder giúp chủ hàng tránh được các rủi ro cho lô hàng và tối ưu hóa các chi phí.

Ưu điểm

Nhược điểm

   Tiết kiệm chi phí: Trước hết, khi sử dụng hình thức nhập khẩu ủy thác, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập. Điều này dễ hiểu là với những công ty mới, để thực hiện công việc này, bạn cần đầu tư thêm bộ phận làm xuất nhập khẩu được đào tạo chuyên môn và có kinh nghiệm nhất định trong ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này là bất khả thi với những doanh nghiệp nhỏ. Chính vì thế, sử dụng dịch vụ nhập khẩu hàng hóa theo hình thức ủy thác là giải pháp tốt nhất dành cho doanh nghiệp của bạn.

   Tiết kiệm thời gian: Quá trình làm thủ tục nhập khẩu, khai báo hải quan sẽ trải qua khoảng thời gian rất dài. Chưa kể, khi nhập khẩu hàng hóa bạn cần chuẩn bị rất nhiều các thủ tục. Mà thời gian chuẩn bị các giấy tờ này có thể kéo dài đến vài tháng nếu bạn không thông thạo. Do đó, chọn hình thức nhập khẩu ủy thác, các đơn vị này có mối quan hệ chặt chẽ với bên hải quan, nên mọi thủ tục sẽ diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn.

   Hạn chế rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa: Tự nhập khẩu hàng hóa đôi khi cũng khiến bạn gặp không ít sai sót về thủ tục, chứng từ...điều này khiến cho việc giao nhận hàng hóa trở nên chậm trễ, thậm chí mất hàng. Tuy nhiên, với nhập khẩu ủy thác, bạn sẽ hạn chế được rủi ro vì bên phía đơn vị ủy thác sẽ chịu mọi trách nhiệm khi bạn làm các thủ tục nhập khẩu.

   Mặc dù khẩu ủy thác mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, song nó cũng có một vài điểm hạn chế như: Chi phí chi trả cho dịch vụ ủy thác lớn, bên phía ủy thác thiếu chỉ động khiến bạn vẫn phải trực tiếp làm việc trực tiếp với đối tác của mình, tệ hơn, là lộ thông tin hàng hóa, đối tác cho chính đơn vị ủy thác mà doanh nghiệp đang hợp tác.

 

Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa về Việt Nam, sau đó tiến hành xuất khẩu chính lô hàng đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác. Việc tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3 được thực hiện với mục đích nhằm thu lợi nhuận. Lượng ngoại tệ họ thu được có thể lớn hơn khá nhiều so với số vốn đã bỏ ra.

Lưu ý:

Lô hàng được tạm nhập, tái xuất không được phép gia công, chế biến tại nơi tạm nhập, tái xuất và thời gian được lưu tại Việt Nam không được quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục tạm nhập.

Trường hợp gần giống như tạm nhập tái xuất, nhưng hàng hóa được chuyển thẳng từ nước bán hàng sang nước mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đó gọi là hình thức chuyển khẩu.

Ưu điểm Nhược điểm
Hình thức tạm nhập tái xuất giúp thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có liên quan như hậu cần, bốc xếp, kho bãi, vận tải đường thủy, đường bộ, bảo hiểm,... Giúp thu được phí và tạo việc làm cho nhiều người. Doanh nghiệp tạm nhập tái xuất phải đối mặt với rủi ro về giá. Nguyên nhân chủ yếu là do hợp đồng bán có thể phát sinh trước hợp đồng mua.
Đã giúp doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế. Hỗ trợ nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam ở trên thị trường quốc tế.

Thời hạn tái xuất tại Việt Nam là 60 ngày. Nên có thể gây ra sự chèn ép về thủ tục, cũng như về giá của bên nhập khẩu hàng tái xuất đối với các doanh nghiệp.

Nâng cao hội nhập kinh tế với nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Bên cạnh đó còn có các rủi ro liên quan đến việc hàng hóa không đúng với khai báo, hàng hóa không thể tái xuất xử lý, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường,...

 

Nhập khẩu liên doanh

Đây là một hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi nếu lỗ thì cùng phải chịu.

Với hình thức này, chỉ cần một hợp đồng, nhưng có thể thực hiện đồng thời hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng hóa xuất đi và nhập về có giá trị tương đương nhau. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu được tính cả kim ngạch xuất khẩu và doanh thu trên hàng hóa nhập khẩu.

Nhập khẩu liên doanh có đặc điểm: so với tự doanh thì các doanh nghiệp nhập khẩu liên doanh ít chịu rủi ro bởi mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên cũng tăng theo số vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánh vác.

Trong nhập khẩu liên doanh thì doanh nghiệp đứng ra nhận hàng sẽ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số đó.

Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài. Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết phải là doanh nghiệp Nhà nước).

 

Nhập khẩu gia công

Hoạt động gia công được quy định tại chương 6 của Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hướng dẫn luật thương mại về hoạt động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu (bên đặt gia công)về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên.