Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.
1. Ðiều kiện mở L/C:
Ðể được mở, doanh nghiệp phải đáp ứng theo quy định và chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp sau để nộp tại ngân hàng:
– Giấy đăng ký kinh doanh
– Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng
Để mở tài khoản ngoại tệ, bạn phải có ít nhất 500USD và có các loại giấy tờ:
+ Quyết định thành lập Công ty
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng
2. Cách thức mở L/C:
Tùy theo từng loại L/C, bạn phải nộp các chứng từ tương ứng cho ngân hàng mở L/C. Khi lập đơn xin mở L/C, bạn cần căn cứ theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa các bên, đặc biệt bên nhập khẩu phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng. Đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, phải có đẩy đủ chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của bên nhận ủy thác và được ủy thác.
Lưu ý:
– Nhà nhập khẩu nên gửi email hoặc fax thông tin về đơn xin mở L/C trước cho bên xuất khẩu xem trước để tránh sai sót, cần phải tu chỉnh nhiều lần.
– Nhà nhập khẩu nên yêu cầu bên nhập khẩu email hoặc fax cho mình bản gốc L/C, nếu cần tu chỉnh gì, thì yêu cầu bên xuất khẩu tu chỉnh để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp mình.
a. Chứng từ xuất nhập khẩu:
– Ðối với L/C trả ngay:
+ Ðơn xin mở L/C at sight (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng).
+ Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
+ Quota (đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)
+ Bản sao hợp đồng nhập khẩu.
– Ðối với L/C trả chậm:
+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng)
+ Giấy phép nhập khẩu(nếu có) hoặc quota nhập
+ Chi tiết về phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu
+ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ ( theo mẫu của Ngân hàng)
* Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành mở thư tín dụng cho doanh nghiệp.
– Nếu ngân hàng đồng ý thì đóng dấu đơn xin mở thư tín dụng và gửi cho doanh nghiệp một bản.
– Sau đó ngân hàng trích tài khoản doanh nghiệp mở tài khoản tín dụng.Tiếp theo, ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho bên xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu.
* Hệ thống ngân hàng hoạt động, chuyển giao thư tín dụng đến đối tác, người thụ hưởng.
– Ngân hàng mở L/C gửi thư tín dụng đến ngân hàng đại diện nhà xuất khẩu thông qua hệ thống các ngân hàng thông báo.
– Các ngân hàng phải kiểm tra tính chính xác của L/C.
* Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C
– Đơn xin mở thư tín dụng phải được viết tối thiểu 2 bản.
– Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.
– Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác
– Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.
– Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình
3. Ký quỹ mở L/C:
Có 3 tỷ lệ ký quỹ được ngân hàng quy định:
Ngân hàng sẽ ký quỹ mở L/C cho doanh nghiệp khi căn cứ vào các yếu tố:
– Uy tín thanh toán của doanh nghiệp
– Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng
– Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp
– Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu
– Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu
* Cách thức thực hiện ký quỹ mở L/C:
– Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ: Ngân hành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ, phòng nhập khẩu của lập phiếu chuyển khoản với nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện.
– Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng hai cách sau:
+ Mua ngoại tệ để ký quỹ
+ Vay ngoại tệ để ký quỹ.
4. Thanh toán phí mở L/C: Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ.
Ví dụ tại Vietcombank
Ký quỹ Phí mở L/C: