CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

Việt Nam đã chính thức tham gia xây dựng Cơ chế một cửa ASEAN từ năm 2005 với việc ký kết Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN vào ngày 9/12/2005 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 11 và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN vào ngày 20/12/2006. Theo đó, để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, các nước thành viên, trong đó có Việt Nam cần phải triển khai Cơ chế một cửa quốc gia của mình.

Là một thành viên tích cực của ASEAN, sau một quá trình chuẩn bị với nhiều nỗ lực, thủ tục hành chính đầu tiên được triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia bắt đầu từ 11/2014. Đến nay đã có 11 Bộ, ngành tham gia triển khai 38 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia với sự tham gia của hơn 11 nghìn doanh nghiệp. Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. 

  1. Cơ chế một cửa quốc gia là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định về cơ chế một cửa quốc gia như sau:

Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp.

Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

  1. Các bên tham gia 

Cổng thông tin một cửa quốc gia là nơi tiếp nhận và phản hồi các thông tin từ các Bộ, ngành và các bên có liên quan như sau:

– Các Bộ, ngành tham gia vào quá trình cấp phép đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh.

– Cơ quan Hải quan. Cẩm nang về NSW & ASW 3

– Người vận tải, đại lý hãng tàu, đại lý giao nhận

– Ngân hàng, bảo hiểm.

– Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hải quan.

– Các bên liên quan khác.

  1. Quy trình thực hiện thủ tục cơ chế một cửa quốc gia

Quy trình để thực hiện các thủ tục cấp phép và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu có giấy phép trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo 6 bước:

– Bước 1: Gửi đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp phép, tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử đến cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.

– Bước 2: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia sẽ chuyển đơn xin cấp phép của doanh nghiệp đến hệ thống cấp phép của các Bộ, Ngành liên quan.

– Bước 3: Các Bộ, Ngành xử lý hồ sơ xin cấp phép và chuyển giấy phép dưới dạng điện tử về Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.

– Bước 4: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia chuyển giấy phép dưới dạng điện tử về cho doanh nghiệp đồng thời gửi tới hệ thống của hải quan.

– Bước 5: Hải quan xử lý hồ sơ hải quan, đối chiếu thông tin giấy phép điện tử nhận được từ các Bộ, Ngành (nếu cần), quyết định kết quả thông quan và trả kết quả về Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.

– Bước 6: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia trả kết quả thông quan về cho Doanh nghiệp và gửi kết quả đến hệ thống của các Bộ, Ngành để tham khảo.