Cross Docking Là Gì?, Lợi ích của cross docking đối với Logistics

Cross Docking Là Gì?, Lợi ích của cross docking đối với Logistics

Cross Docking Là Gì?, Lợi ích của cross docking đối với Logistics

Cross Docking Là Gì?, Lợi ích của cross docking đối với Logistics

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Để giải quyết được bài toán về chi phí của hàng tồn kho và kho lưu trữ, Cross Docking hiện đang là hình thức tối ưu được lựa chọn với mục đích thiết lập nhằm loại bỏ công việc lưu trữ và thu gom hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Cross Docking – thuật ngữ không mấy xa lạ trong ngành Logistics

Cross Docking là một kỹ thuật trong Logistics với nhiệm vụ là hợp lý hóa quá trình vận chuyển tối đa, sao cho hàng hóa không phải mất thời gian lưu trữ trong kho hàng. Theo đó, toàn bộ hàng hóa sẽ được vận chuyển từ nhà cung cấp, nhà sản xuất trực tiếp đến nơi tiêu thụ mà không cần phải trung chuyển qua các kho bãi.

Với hệ thống này, khi quặng được vận chuyển trực tiếp từ các mỏ khai thác đến một bãi lớn, tại đó sẽ chia thành các lô hàng nhỏ vận chuyển trực tiếp đến các nhà máy luyện thép, nhà máy nhiệt điện hay nhà máy xi-măng theo đúng số lượng cần thiết. Do vậy, hàng hóa sẽ lưu chuyển liên tục cho đến khâu sử dụng cuối cùng mà gần như không “dừng lại” ở kho.

Bạn đã biết những cú đá vô-lê trong bóng đá, khi bóng bay trên không chưa chạm đất, chỉ chạm vào chân cầu thủ và đổi hướng để bay vào khung thành. Cross docking cũng có ý nghĩa tương tự, khi hàng hóa không phải dừng lại mà chỉ đổi sang phương tiện khác để tiếp tục hành trình đến nơi nhận.

cross-docking-là-gì

Cách làm này giúp cắt giảm chi phí lưu kho cũng như chi phí xử lý liên quan (bốc hàng xuống, bốc hàng lên, đo đạc, kiểm đếm). Vòng quay của hàng hóa trong một chu trình sản xuất rút ngắn hơn, đồng nghĩa với năng suất tăng lên và chi phí giảm đi, do vậy hiệu quả kinh doanh sẽ tăng lên.

Cross docking đòi hỏi trình độ quản lý cao và ứng dụng công nghệ tiên tiến để phối hợp đồng đều giữa các khâu.

Điểm khác nhau giữa cross docking và kho hàng truyền thống là gì?

Trong mô hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định. Trong mô hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.

Cross-Docking

Vậy điều đó có nghĩa rằng trong mô hình Cross Docking, khách hàng (một cửa hàng bán lẻ chẳng hạn) phải đợi thêm thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa đến kho? Đúng, nhưng việc vận chuyển này phải tuân theo một lịch trình giao hàng chắc chắn và nghiêm ngặt để bù đắp bất cứ sự không chắc chắn nào liên quan việc đến kéo dài lead time (trong trường hợp này lead time là thời gian từ lúc khách đặt hàng/ hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng). Trái lại, nếu Cross Docking khi được thực hiện đúng sẽ cho phép các công ty loại bỏ chi phí tồn kho và giảm chi phí vận chuyển đồng thời cùng một lúc.

Lợi ích của cross docking đối với Logistics

  • Thứ nhất: Trong một vài trường hợp, hao phí được các nhà bán lẻ xác định gắn liền với việc giữ hàng trong kho đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn định. Trong trường hợp này Cross Docking được xem như là một cách để giảm chi phí giữ hàng tồn kho.
  • Thứ hai: Đối với một số nhà bán lẻ khác hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thì Cross Docking được xem như một cách làm giảm các chi phí vận tải. Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ có thể nhận lô hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp sử dụng dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL) hay theo từng lô hàng lẻ. Tuy nhiên, điều này làm cho chi phí vận tải hàng hóa đầu vào gia tăng quá mức (do số lượng phương tiện cao kéo theo sự gia tăng của các chi phí như xăng dầu, chi phí sửa chữa và nâng cấp phương tiện, chi phí nhân công…). Cross Docking là cách để gom các lô hàng này lại với nhau nhằm đạt một số lượng phương tiện nhất định nhằm làm giảm chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

Các loại cross docking

Thuật ngữ “Cross Docking” đã được sử dụng để mô tả các loại hoạt động khác nhau, tất cả đều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng. Napolitano (2000) đã đề xuất phương án phân loại Cross Docking sau đây:

  • Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ và thu gom các nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất. Ví dụ, một nhà sản xuất có thể thuê một nhà kho gần nhà máy của họ, và sử dụng nó để chuẩn bị cho việc lắp ráp hay thu gom các thành phần cần thiết của từng bộ phận lại với nhau. Bởi vì nhu cầu của từng bộ phận được biết trước, dựa trên đầu ra của một hệ thống MRP (hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất) nên không cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định.
  • Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận. Ví dụ, các bộ phận máy tính của các nhà phân phối có thể tìm nguồn linh kiện từ các nhà cung cấp khác nhau và kết hợp chúng thành một lô hàng duy nhất cho khách hàng.
  • Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Hoạt động này kết hợp các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ nhằm lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale).
  • Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Quá trình này liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra cho một số cửa hàng bán lẻ.
  • Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Có thể sử dụng ở bất kì kho hàng nào, chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước ví dụ như một đơn đặt hàng của khách hàng.

Những loại hàng hóa nào có thể sử dụng phương pháp cross docking?

Dưới đây là một số loại hàng hóa phù hợp với phương pháp cross docking:

  • Các mặt hàng dễ hư hỏng, đòi hỏi phải vận chuyển ngay lập tức sau khi sản xuất ra
  • Mặt hàng chất lượng cao, đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong quá trình sản xuất nên không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình giao hàng
  • Sản phẩm đã được gắn thẻ (mã vạch, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng
  • Các loại sản phẩm bán lẻ với nhu cầu ổn định và ít biến động như thực phẩm, bánh kẹo,…
  • Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.

Khai Thác và Quản Trị Kho Hàng Hiệu Quả – Tân Cảng-STC

Tùy vào mục đích vận chuyển hàng và hiệu quả mong muốn đạt được trong lĩnh vực logistics nói chung, doanh nghiệp có thể triển khai loại hình Cross Docking phù hợp, góp phần cải thiện thời gian cho việc giao hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa được chuyển và giảm thiểu tối đa chi phí logistics.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được thuật ngữ Cross Docking nghĩa là gì? Thông qua đó, bạn có thể áp dụng một cách tốt nhất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất và phát triển doanh nghiệp ngày một vững mạnh.