Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
1. ENS LÀ PHÍ GÌ ? PHÍ ENS AI TRẢ ?
ENS (Entry Summary Declaration) được hiểu là một loại phụ phí kê khai sơ bộ hàng hóa được xuất khẩu qua thị trường EU. Phí ENS được ra đời để đảm bảo các tiêu chuẩn an ninh hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu.
Đối với phí ENS, chủ hàng sẽ đóng cho hãng tàu, hãng tàu sẽ có trách nhiệm khai báo phí ENS cho lô hàng của bạn trên hệ thống thông tin hải quan EU với điều kiện không được trễ hơn 24 tiếng so với giờ tàu mẹ khởi hành.
2. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ PHỤ PHÍ ENS
Doanh nghiệp sẽ kê khai các thông tin của lô hàng ví dụ như người gửi, người nhận và các thông tin cơ bản, mức độ rủi ro của lô hàng được nhập vào châu Âu sẽ được kiểm soát. Nhờ loại phí này mà có thể ngăn chặn kịp thời những lô hàng có tính chất nguy hiểm hoặc khủng bố.
Sau khi khai báo ENS trên hệ thống, hải quan các cảng EU sẽ giám định thông tin, và sẽ trả về kết quả “cho load hoặc không cho load” trước 24 tiếng khi giờ tàu mẹ chạy. Thường thì hải quan EU chỉ không cho load với lô hàng có tính chất nguy hiểm, khủng bố, người nhận hàng có lý lịch đen, khai báo sai,… và tỉ lệ này dưới 1% tổng số lô hàng.
Nếu chủ hàng khi báo trễ ENS hoặc quên khai báo, hải quan EU sẽ phạt tiền trên mỗi lô hàng và số tiền phạt có thể lên đến vài ngàn EURO.
3. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG PHỤ PHÍ ENS
– Đối với tất cả các Cont hàng được chuyển tại cảng thuộc EU đều phải áp dụng phụ phí ENS
– Đối với tất cả các Cont hàng có cảng đích (POD) là một cảng thuộc EU cũng sẽ áp dụng phụ phí ENS
Việc khai phí ENS sẽ áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU và cho các lô hàng dựa trên các tiêu chuẩn sau:
– Lô hàng được nhập khẩu vào EU
– Dỡ hàng tại EU và vận chuyển đến những nước không thuộc khối EU bằng hình thức khác
– Không dỡ hàng tại EU nhưng lô hàng có thời gian neo đậu ở các cảng thuộc EU
4. KHAI PHỤ PHÍ ENS CẦN NHỮNG THÔNG TIN GÌ ?
Để khai phụ ENS bạn cần có đầy đủ thông tin như sau:
– Consignee (người nhận hàng) nếu đi Thổ Nhĩ Kỳ thì cần có cả mã số thuế của consignee. Hiện nay việc xuất khẩu hàng sang EU đã trở nên đơn giản và phổ biến hơn, điều này đồng nghĩa với việc giao hàng có thể thay đổi theo yêu cầu khi đến cảng đích. Nghĩa là thay vì chuyển hàng cho người A theo ban đầu, bạn có thể chuyển sang cho người B
– Tên hàng hóa cụ thể: Không giống như trước đây, nhà xuất khẩu bắt buộc phải kê khai đầy đủ, cụ thể, chi tiết mặt hàng ví dụ như hàng may mặc bạn phải kê khai rõ là áo sơ mi nam hay nữ, quần hay váy,… kèm theo đó là mã số HS, mã số hàng hóa theo quy chuẩn hải quan phải có 6 chữ số.
– Thời gian, lệ phí và đơn vị kê khai: thời hạn kê khai sẽ là 24 giờ trước khi tàu mẹ khởi hành từ cảng xếp hàng đến châu Âu. Mức phí rơi vào khoảng 30 đô la Mỹ cho một bộ vận đơn. Các đại lý vận tải sẽ kê khai ENS trên mạng internet sau đó truyền dữ liệu qua cho hải quan EU.
5. KHAI PHÍ ENS CẦN LƯU Ý NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ ?
Khi thực hiện kê khai ENS bạn cần lưu ý những điều sau để tránh sai sót không đáng có:
– Thông tin của người nhận hàng: Hiện nay bộ vận đơn có thể dùng theo lệnh (to order B/L), nghĩa là bạn giao hàng theo yêu cầu của nhà xuất khẩu nhưng tên người nhận có thể thay đổi khi tới cảng.
– Thời gian kê khai:
– Chậm kê khai: Bạn cần nắm rõ lịch trình của tàu để hoàn tất thủ tục đúng hạn nếu không thì dù đã hoàn tất thủ tục xuất khẩu ở Việt Nam thì hàng cũng sẽ không được xếp lên tàu.
– Chỉnh sửa kê khai: việc sai sót dẫn đến việc chỉnh sửa sẽ khiến bạn mất kha khá chi phí, dự kiến khoảng 40 đô cho 1 lần chỉnh sửa.
– Xuất khẩu hàng hóa qua các nước không thuộc EU: Nếu bạn không xuất qua EU thì nên tránh ghé cảng thuộc EU, vì nếu vậy bạn sẽ phải khai ENS.
6. MỘT SỐ PHỤ PHÍ TRONG XUẤT NẬP KHẨU
Ngoài phí ENS thì còn có rất nhiều các phí khác trong xuất nhập khẩu, phổ biến như:
– Terminal Handling Fee – THC (phí cầu cảng)
– Seal Fee (phí niêm phong chì)
– Bill of Lading (phí phát hành B/L Fee
– D/O (phí phát hành Delivery Order
– Phí vệ sinh Container
– Phí kho CFS
– Phí đổi cảng đích
– Phí gửi thông tin SI trễ