EU - THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU

EU - THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU

EU - THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU

EU - THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

EU - Thủ tục Xuất - Nhập khẩu

CÁC THÔNG TIN VỀ QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU

1. Về Liên minh hải quan châu Âu

Liên minh hải quan châu Âu (ECU) là thành tựu đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU), ra đời năm 1958 cùng thời điểm thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), và được coi là một tài sản quan trọng trong thế kỷ 21. Với Liên minh hải quan các quốc gia thành viên EU sẽ áp dụng các quy tắc chung, không áp thuế giữa các quốc gia và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm tra giữa các nước thành viên cho phép hàng hóa được tự do di chuyển trong khối và chỉ kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu với bên ngoài.

Các nguyên tắc chung được áp dụng trong khuôn khổ Liên minh hải quan sẽ là một biểu thuế suất thuế xuất nhập khẩu chung và được mở rộng ra cho tất cả chính sách thương mại, như trao đổi ưu tiên, các tiêu chuẩn về y tế và môi trường, các chính sách chung về nông nghiệp và đánh bắt hải sản, bảo vệ các lợi ích kinh kế bằng các phương tiện phi thuế quan và các biện pháp của chính sách đối nội.

Liên minh hải quan châu Âu được quản lý bởi các cơ quan hải quan của 27 nước thành viên, hoạt động như một thức thể duy nhất. Cơ quan hải quan EU có trách nhiệm giám sát hàng hóa giao thương với bên ngoài khu vực EU (đường biển, đường không và đường bộ) cũng như trong nội khối khu vực EU, chính vì vậy công việc của cán bộ hải quan EU rất phức tạp. Ngoài việc thực hiện việc áp thuế nhập khẩu và các quy tắc hải quan khác của EU dựa trên các hiệp định quốc tế thì cán bộ hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc của EU và các nguyên tắc quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và an ninh. Do vậy, công việc nặng nhất của Liên minh hải quan EU là ở khâu kiểm hóa nhằm kiểm tra tính phù hợp của các loại hàng nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn được đặt ra.

Ngoài ra, Liên minh hải quan châu Âu còn thực hiện các chức năng khác như thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, nhằm đảm bảo thương mại bình đẳng và thu ngân sách; thực hiện một công việc không kém phần quan trọng là tổng hợp các dữ liệu thống kê phục vụ công tác hoạch định chính sách.

2. Về thủ tục hải quan

Hàng hóa nhập khẩu vào EU sẽ được xếp vào kho lưu trữ tạm thời dưới sự giám sát của cơ quan hải quan (không quá 90 ngày) cho đến khi được thực hiện một trong các thủ tục hải quan sau (hoặc tái xuất):

2.1. Được giải phóng để được tự do lưu thông

Hàng hóa được đưa vào tiêu thụ khi đáp ứng các điều kiện về nhập khẩu:

  • Thanh toán các loại thuế hiện hành, VAT và thuế TTĐB
  • Xuất trình các loại giấy phép và giấy chứng nhận (vd: quy định về sức khỏe)

2.2. Các thủ tục đặc biệt khác

Hàng hóa thuộc diện này, bao gồm:

Hàng hóa quá cảnh, quá cảnh đối với hàng hóa ngoại khối và hàng hóa nội khối:

  • Quá cảnh ngoại khối: hàng hóa không thuộc khối EU có thể được di chuyển từ điểm này sang điểm khác trong lãnh thổ Liên minh hải quan mà không phải chịu nộp thuế nhập khẩu, các loại phí khác liên quan đến nhập khẩu hàng hóa (vd: thuế nội khối) và các biện pháp chính sách thương mại. Hàng hóa di chuyển sang một nước thành viên khác của EU thì thủ tục thông quan sẽ được chuyển đến cơ quan hải quan nơi đến.
  • Quá cảnh nội khối: Hàng hóa thuộc khối EU có thể được di chuyển từ điểm này sang điểm khác trong lãnh thổ Liên minh hải quan mà không thay đổi trạng thái hải quan. Điều này bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa qua một quốc gia khác nằm ngoài lãnh thổ Liên minh hải quan.

Lưu kho, bao gồm kho hải quan và khu vực miễn thuế:

  • Kho hải quan: Hàng hóa không thuộc khối EU được lưu tại kho hải quan hoặc bất kỳ địa điểm nào khác được cơ quan hải quan cho phép và nằm sự giám sát của cơ quan hải quan mà không phải chịu thuế nhập khẩu, các khoản phí liên quan đến nhập khẩu hàng hóa và các biện pháp chính sách thương mại.
  • Khu vực miễn thuế: Các nước thành viên có thể chỉ định một phần của lãnh thổ của Liên minh hải quan là khu vực miễn thuế. Hàng hóa đưa vào khu vực này được miễn thuế nhập khẩu, các khoản phí khác (ví dụ: thuế nội khối) và các biện pháp chính sách thương mại cho đến khi hàng hóa được phép làm thủ tục hải quan khác hoặc tái xuất. Hàng hóa cũng có thể trải qua các hoạt động đơn giản như chế biến và đóng gói lại.

Có mục đích sử dụng cụ thể, bao gồm nhập khẩu tại thời và sử dụng cuối cùng:

  • Nhập khẩu tạm thời: Hàng hóa không thuộc khối EU có thể được vào EU mà không cần nộp thuế nhập khẩu, nếu mục đích của hàng hóa đó là tái xuất. Thời gian nhập khẩu tạm thời là hai năm.
  • Sử dụng cuối cùng: Hàng hóa có thể được tự do đi lại theo chế độ miễn thuế hoặc giảm thuế dựa trên mục đích sử dụng cụ thể.

Xử lý, bao gồm xử lý nội khối và xử lý ngoại khối:

  • Xử lý nội khối: Hàng hóa có thể nhập khẩu vào EU mà không phải chịu thuế, phí và thực hiện các thủ tục hải nếu được xử lý dưới sự giám sát của cơ quan hải quan và tái xuất. Nếu sản phẩm cuối cùng không được tái xuất, thì sẽ trở thành đối tượng phải chịu thuế và các thủ tục khác.
  • Xử lý ngoại khối: Hàng hóa của EU có thể được xuất khẩu tạm thời ra khỏi Liên minh hải quan để thực hiện công đoạn xử lý. Hàng hóa tái xuất có thể được miễn toàn bộ hoặc một phần thuế nhập khẩu khi đưa vào lưu thông.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục hải quan của Liên minh châu Âu, đề nghị truy cập trang web: https://trade.ec.europa.eu/tradehelp/