Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
Trong vận tải quốc tế, có rất nhiều phương thức để vận tải hàng hóa khác nhau, vận tải đường biển, đường hàng không, đường bộ. trong đó phương tiện vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là đường biển. Đường biển lại chia ra thành LCL (hàng lẻ) và FCL (hàng nguyên cont). Tuy cùng là phương thức vận tải biển nhưng 2 hình thức này lại có những đặc điểm khác nhau. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hàng LCL và việc khai thác vận chuyển hàng LCL hay người ta còn gọi là Consolidation.
Hàng Consol là gì?
Trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bạn sẽ gặp phải trường hợp hàng hóa không đủ xếp đầy một container. Do vậy, hàng của bạn cần được ghép chung container với một số lô hàng khác.
Hàng Consol (hàng lẻ, LCL là viết tắt của cụm từ : Less than container load) được hiểu là chủ hàng không đủ hàng để đóng một container, mà cần phải ghép chung với một số lô hàng của chủ hàng khác. Các chủ hàng sẽ chuẩn bị hàng và giao cho công ty đóng ghép hàng lẻ. Các công ty này sẽ sắp xếp, phân loại và đóng hàng vào container chung với các chủ hàng khác rồi vận chuyển đến cảng đích. Việc đóng chung hàng như vậy gọi là gom hàng (consolidator).
Co-load là gì?
Khi xuất khẩu hàng lẻ, không phải lúc nào hàng hóa trong container cũng đi đến cùng một cảng đích mà có thể đi đến nhiều cảng đích khác nhau. Để tiết kiệm thời gian nhằm đạt hiệu quả cao cho chủ hàng thì hàng hóa sẽ được dỡ ra và chuyển sang một container khác, quy trình này được gọi là các co-load.
1. Forwarder không đủ hàng để tự mình mở Container Consol. Nhưng phải cho hàng đi kịp chuyến đúng lịch tàu đã Booking với khách hàng.
2. Forwarder tránh được lãng phí hoặc bị lỗ nếu tự mở Container Consol, khi lượng hàng ít và cần phải giữ uy tín với khách hàng.
3. Forwarder muốn có giá cước và dịch vụ tốt hơn. Hoặc nhận được tiền Refund cao hơn từ Master Consolidator.
4. Forwarder có thể nhận vận chuyển hàng hóa đến các điểm đích mà họ không có dịch vụ.
VD: Forwarder không có B/L đến Mỹ, nên phải dùng B/L trực tiếp của Người gom hàng lẻ để cấp cho khách hàng,..
1. Co-loader sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển với lịch tàu và giá cước linh hoạt cho khách hàng. Điều này có thể giảm lỗ hoặc tăng thêm lợi nhuận.
2. Master Loader sẽ tận dụng hết dung tích Container Consol, có thể bán cước với giá cạnh tranh.
3. Hãng tàu sẽ nhận thêm container từ các Chủ Container Consol hoặc các NVOCC/ Hãng tàu khác. Và tận dụng hết các slot trên tàu.
4. Khách hàng sẽ được hưởng lợi từ việc Co-loading: Chủ động sắp xếp thời gian xuất hàng, đáp ứng tốt lịch giao hàng đã ký với Người nhập khẩu. Đặc biệt có được dịch vụ tốt và giá cước cạnh tranh.
Master Consolidator là gì ?
Đó là 1 dịch vụ thu gom hàng lẻ (LCL shipment), Master consolidator sẽ là nhà vận chuyển, mua lại chỗ và cont trên tàu, sau đó sẽ thu gom hàng lẻ từ các doanh nghiệp xuất khẩu, các công ty forwarder nhỏ lẻ (không làm dịch vụ consol) và cả hàng hóa của các bên Master có cùng dịch vụ với mình để đóng được full container.
Hàng sẽ được tập hợp đến kho của Master consolidator, nhân viên kho và logistics sẽ sắp xếp hàng hóa và đóng chúng lại thành 1 cont, sau đó vận chuyển tiếp đến cảng chuyển tải (sing, hoặc pusan, hongkong..).
Hàng hóa khi đến cảng transit sẽ được dỡ ra 1 lần nữa, xong sắp xếp lại theo cùng cảng dở, đóng vào cùng 1 cont và chuyển đến cảng cuối cùng.
Riêng với hàng hóa được gọi là direct consol, sẽ được giữ nguyên trong 1 cont từ lúc đóng cho đến cảng đích và không phải dỡ cont ra sắp xếp lại.