HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG MYANMAR

HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG MYANMAR

HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG MYANMAR

HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG MYANMAR

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG MYANMAR

Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác. Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ năm 1992, khi Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên minh châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấmvận thương mại và đầu tư đối với Myanmar. Đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Ở thời thuộc địa Anh, Myanmar là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng.Ngày nay, Myanmar thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới với Thái Lan. Kể từ khi đổi mới vào năm 2011, Mynamar đã đại tu nền kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và hòa nhập kinh tế toàn cầu. Với tài nguyên phong phú, lực lượng lao động trẻ, Myanmar đã thu hút FDI trong các lĩnh vực như năng lượng, dệt may, IT, thực phẩm và đồ uống. FDI tăng từ 1.9 tỉ USD năm 2011 lên 2.7 tỷ USD vào năm 2012. Việc ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài mới vào năm 2012 đã giúp Myanmar thu hút thêm nhiều FDI. Cải cách kinh tế bao gồm việc thả nổi đồng tiền Kyat vào năm 2012, cấp giấy hoạt động độc lập cho Ngân hàng Trung ương vào 2013, và ban hành luật phòng chống Tham nhũng năm 2013. Chính phủ cam kết cải cách, và sự nới lỏng về trừng phạt của phương Tây đã mang lại lợi ích đáng kể. Nền kinh tế tăng tốc mạnh vào năm 2013 và 2014. Myanmar đã cấp giấy phép cho 09 ngân hàng nước ngoài vào năm 2014 và thêm 04 ngân hàng nước ngoài nữa vào năm 2016. Mặc dù đã có những tiến bộ rõ rệt, mức sống của đại đa số người dân tại vùng nông thôn không được cải thiện. Myanmar vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á – hơn 1/4 dân số 56 triệu người sống trong nghèo đói. Những chính sách và cách quản lý kinh tế của chính phủ trước đã làm Myanmar có hệ thống hạ tầng cơ sở kém, tham nhũng, kém phát triển nguồn nhân lực, không tiếp cận được với nguồn vốn. Để phát triển bền vững, Myanmar cần hiện đại hóa và mở cửa lĩnh vực tài chính, tăng phân bổ ngân sách cho các dịch vụ xã hội, và đẩy mạnh cải cách nông nghiệp và đất. Chính phủ mới được bầu sẽ tập trung vào đẩy mạnh cải cách năng suất và đất nông nghiệp, hiện đại hóa và mở cửa khu vực tài chính, cũng như cải thiện quản lý tài chính. Năm 2015, tăng trưởng của Myanmar chậm lại vì bất ổn chính trị trong năm bầu cử, lũ lụt và các yếu tố bên ngoài, bao gồm việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và giá cả hàng hóa giảm. Vào tháng 10 năm 2016, Myanmar đã thông qua luật đầu tư nước ngoài sửa đổi hợp nhất các quy định về đầu tư và làm thuận lợi hóa quá trình phê duyệt đầu tư và năm 2017 thông qua luật về các công ty làm giảm các quy tắc về sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp.