Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System). Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu
Mỗi mã HS Code được cấu trúc theo quy chuẩn của tổ chức hải quan thế giới WCO. Theo đó, mã HS Code sẽ bao gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, các số còn lại (2 – 6 số) mang tính phân nhóm phụ theo quy định của từng quốc gia.
Cấu trúc chính của một mã HS Code bao gồm:
– Phần: Trong mã HS Code có đến 22 phần, mỗi phần sẽ có 1 chú giải riêng.
– Chương: Được quy định là 2 số đầu trong mã, mô tả tổng quát về loại hàng hóa. Tổng cộng theo quy định có 97 chương quốc tế. Chương 98 và 99 là dành cho các quốc gia, mỗi chương sẽ có chú giải chi tiết.
– Nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau chương, thể hiện phân loại nhóm sản phẩm.
– Phân nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau nhóm, thể hiện phân nhóm chi tiết dưới nhóm.
– Phân nhóm phụ: Các ký tự sau cùng thể hiện phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.
Lưu ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.
Ví dụ về một mã HS Code là: 69074021
69: Thể hiện Chương – Các sản phẩm gốm sứ khác
07: Thể hiện Nhóm - Các loại phiến lát đường và gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường bằng gốm, sứ; các khối khảm và các loại sản phẩm tương tự bằng gốm, sứ, có hoặc không có lớp nền; các sản phẩm gốm, sứ để hoàn thiện.
40: Thể hiện Phân nhóm - Các sản phẩm gốm, sứ để hoàn thiện
21: Thể hiện Phân nhóm phụ của Quốc gia – Không tráng men.
Dưới đây là chi tiết của 6 quy tắc được quy định theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC, mời bạn đọc cùng Training Tân Cảng tham khảo nhé!
“Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần, chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.”
Ví dụ: Tra mã HS của “Voi làm xiếc”
Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào Chương 1: Động vật sống.
Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chú giải 1c của Chương 1 là trừ động vật thuộc Chương 95.08.
Bước 3: Đọc Chương 95 và xem chú giải chương đó: xác định voi làm xiếc thuộc Nhóm 9508 và mã HS Code chính xác là: 95081000.
QUY TẮC 2 (a)
Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
Ví dụ:
– Xe đạp thiếu yên xe, bàn đạp (chưa hoàn chỉnh) vẫn xếp mã xe đạp (87.12). Xe đạp tháo rời, vẫn phân loại vào mã xe đạp.
– Hoặc để tiện lợi cho quá trình vận chuyển, người ta tháo từng bộ phận của chiếc xe ra thì các bộ phận vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.
Lưu ý:
– Với việc nhập khẩu đồng bộ tháo rời và áp mã đồng bộ tháo rời như trên không yêu cầu phải nhập hàng cùng một thời điểm, hoặc cùng một cửa khẩu, nhưng phải đăng ký trước với hải quan danh mục nhập khẩu hàng hóa đồng bộ tháo rời.
– Nếu mục đích nhập khẩu là đồng bộ tháo rời (tức nhập về ráp thành 1 sản phẩm) nhưng lúc nhập khẩu lại khai báo và áp vào mã bộ phận (không áp mã sản phẩm do không đăng ký danh mục trên). Nếu có kiểm tra sau thông quan về mặt hàng đó và bị phát hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt.
Đối với “Phôi”: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dáng bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó. Khi đó, phôi được áp mã như sản phẩm hoàn chỉnh.
Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa dũa các cạnh => được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện. Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai => được áp mã như chai hoàn thiện.
Những loại phôi mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời của phôi nếu ráp vào sẽ thành 1 phôi của thành phẩm, thì các phần tháo rời này vẫn được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
Việc lắp ráp ở đây là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lắp ráp.
Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.
Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Qui tắc 3.
Ví dụ: Một món salad được làm từ cà rốt (07.06); củ cải (07.06); củ dền (07.06) => Khi đó, mã HS của món salad này sẽ được áp là 07.06.
Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo quy tắc 3.
Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.
Ví dụ: Mặt hàng băng tải có một mặt là plastic còn mặt kia là cao su? Nhóm 39.26: “Các sản phẩm khác bằng plastic…”? Hay nhóm 40.10: “Băng chuyền hoặc băng tải…., bằng cao su lưu hóa”?
Nhóm 40.10 thể hiện tính đặc thù hơn Nhóm 39.26, vì Nhóm 40.10 có từ “băng tải”
Nhưng không thể quyết định phân loại vào Nhóm 40.10 theo Qui tắc 3(a), vì mô tả của Nhóm 40.10 là sản phẩm bằng cao su, chỉ liên quan đến một phần sản phẩm băng tải nói trên.
Nhóm 39.26 và 40.10 mang tính đặc trưng như nhau, mặc dù Nhóm 40.10 có mô tả đầy đủ hơn. Do đó, không thể quyết định phân loại vào nhóm nào được, mà chúng ta phải áp dụng Qui tắc 3(b) hoặc 3(c) để phân loại.
Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.
Ví dụ: Gói cà phê hòa tan là hỗn hợp của các chất như: cà phê (09.01), sữa (04.02), đường (17.02) => Theo đó, hỗn hợp này sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là cà phê (09.01). Tuy nhiên, theo quy tắc 3a thì sản phẩm cà phê hòa được mô tả chi tiết (có thể gọi là định danh) trong nhóm 21.01. Vì vậy, mã HS chính xác là: 21011291.
Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.
Ví dụ 13: Sản phẩm: “Băng tải một mặt là plastic còn một mặt là cao su”. Xét thấy mặt hàng này không thể quyết định phân loại vào Nhóm 40.10 hay Nhóm 39.26 theo quy tắc 3(a), và cũng không thể phân loại mặt hàng này theo quy tắc 3(b). Vì vậy, mặt hàng sẽ được phân loại vào quy tắc 3(c), tức là “phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét”. Theo quy tắc này, mặt hàng trên sẽ được phân loại vào Nhóm 40.10.
Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các qui tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
Qui tắc này đề cập đến hàng hóa không thể phân loại theo Qui tắc 1 đến Qui tắc 3. Qui tắc này qui định rằng những hàng hóa trên được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
Cách phân loại theo Qui tắc 4 đòi hỏi việc so sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa tương tự đã được phân loại để xác định hàng hóa giống chúng nhất. Những hàng hóa định phân loại sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.
Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa.
Những qui định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây.
Thứ nhất, Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.
Qui tắc này chỉ để áp dụng cho các bao bì ở các dạng sau:
(1) thích hợp riêng hoặc có hình dạng đặc biệt để đựng một loại hàng hoặc bộ hàng xác định, tức là bao bì được thiết kế đặc thù để chứa các hàng hóa đó, một số loại bao bì có thể có hình dáng của hàng hóa mà nó chứa đựng;
(2) có thể sử dụng lâu dài, tức là chúng được thiết kế để có độ bền dùng cùng với hàng hóa ở trong. Những bao bì này cũng để bảo quản hàng hóa khi chưa sử dụng (ví dụ, trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ). Đặc tính này cho phép phân biệt chúng với những loại bao bì đơn giản;
(3) được trình bày với hàng hóa chứa đựng trong chúng, các hàng hóa này có thể được đóng gói riêng hoặc không để thuận tiện cho việc vận chuyển. Trường hợp bao bì được trình bày riêng lẻ được phân loại theo nhóm thích hợp với chúng;
(4) là loại bao bì thường được bán với hàng hóa chứa đựng trong nó; và
(5) không mang tính chất cơ bản của bộ hàng
Thứ hai, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.
Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có liên quan, và các qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo Qui tắc này thì các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.
Như vậy, Training Tân Cảng vừa chia sẻ đến bạn các quy tắc xác định mã HS của hàng hóa xuất nhập khẩu. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp Training Tân Cảng.