LAYTIME LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ THƯỞNG PHẠT TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU

LAYTIME LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ THƯỞNG PHẠT TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU

LAYTIME LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ THƯỞNG PHẠT TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU

LAYTIME LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ THƯỞNG PHẠT TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Laytime là gì?

Thời gian làm hàng (laytime/laydays) còn gọi là thời gian xếp dỡ. Đây là khoảng thời gian sẽ do 2 bên tham gia thỏa thuận với nhau trong hợp đồng thuê tàu đối với việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng xếp và dỡ hàng.

Trong hợp đồng thuê tàu, thời gian làm hàng được quy định rõ ràng nhằm mục đích xác định được số giờ, số ngày dành cho việc xếp dỡ. Ngoài ra còn phải nêu rõ những mốc thời gian nào không tính vào thời gian làm hàng, mốc tính thời gian làm hàng.

Laytime là gì?

Khi thống nhất về thời gian làm hàng của lô hàng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu người thuê tàu tiến hành xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn thời gian quy định trong hợp đồng thì người thuê tàu sẽ được chủ tàu thưởng một khoản tiền (tiền thưởng xếp dỡ nhanh / Despatch Money)
  • Còn nếu người thuê tàu tiến hàng xếp dỡ hàng hóa chậm hơn thời gian quy định thì người thuê tàu sẽ bị chủ tàu phạt 1 khoản tiền (tiền phạt xếp dỡ chậm / Demurrage)

Quy định về thời gian làm hàng 

Laytime là khoảng thời gian cần phải được quy định rõ ràng, chi tiết trong hợp đồng thuê tàu. Do đó mà hai bên cần thỏa thuận chính xác số ngày và số giờ dành cho việc xếp dỡ. Ngoài ra, cần phải quy định rõ mốc thời gian nào tính và không tính vào thời gian làm hàng.

Quy định về thời gian làm hàng

Có 3 cách quy định về thời gian làm hàng, cụ thể như sau:

  • Cách 1: Quy định chính xác số ngày làm hàng: Hai bên cần đưa ra con số chính xác về số ngày dành cho việc xếp hàng, dỡ hàng hoặc cho cả hoạt động xếp dỡ hàng hóa. Ngày trong thời gian làm hàng có nhiều loại khác nhau, nên 2 bên cần quy định rõ ràng loại ngày để tránh nhầm lẫn.
  • Cách 2: Quy định thời gian làm hàng theo mức xếp dỡ hàng hóa: Đối với loại hàng hóa là hàng rời, hàng có khối lượng nặng như than, xi măng, quặng, phân bón… thì thông thường mọi người thường quy định thời gian làm hàng theo mức xếp dỡ. Có nghĩa là tùy theo năng suất xếp dỡ của cảng mà quy định số ngày xếp dỡ cụ thể.
  • Cách 3: Quy định thời gian xếp dỡ theo tập quán (CQD): Một số hợp đồng thuê tàu thường không quy định thời gian làm hàng theo số ngày cụ thể hoặc mức xếp dỡ mà quy định hàng hóa được xếp dỡ theo tập quán của cảng.

Quy định thưởng phạt thời gian xếp dỡ hàng hóa

Khi 2 bên thỏa thuận, ký kết hợp đồng thuê tàu đều quy định rõ ràng về mức thưởng xếp dỡ nhanh và phạt khi xếp dỡ chậm. Từ đó, nếu người thuê tàu làm hàng nhanh hơn thời gian laytime quy định thì họ sẽ được chủ tàu thưởng. Ngược lại, nếu thời gian làm hàng chậm hơn thì họ sẽ bị chủ tàu phạt.

Nguyên tắc của phạt xếp dỡ chậm là “Một khi bắt đầu thời gian bị phạt bốc/dỡ chậm, thời gian bốc/dỡ chậm trễ sẽ được tính liên tục” (One on Demurrage, Always on Demurrage). Có nghĩa là khi người thuê tàu làm chậm hơn so với thời gian xếp, dỡ hàng đã quy định trong hợp đồng thì họ sẽ không được áp dụng điều kiện “chủ nhật, ngày lễ và ngày thời tiết xấu không được tính vào thời gian làm hàng”. Từ đó, thời gian bốc dỡ chậm sẽ được tính từ ngày bắt đầu hết hạn cho đến ngày bốc dỡ xong, dù có ngày chủ nhật, ngày lễ hay ngày thời tiết xấu thì họ vẫn bị tính.

Quy định thưởng phạt thời gian xếp dỡ hàng hóa

Thông thường, mức phạt xếp dỡ hàng chậm sẽ cao gấp đôi so với mức tiền thưởng xếp dỡ nhanh. Việc thưởng phạt cho thời gian làm hàng được quy định theo 2 cách: 

  • Thưởng cho tất cả thời gian mà người thuê tàu tiết kiệm được (For all time saved). Có nghĩa là thời gian thưởng tính cho cả ngày lễ và chủ nhật.
  • Chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được của người thuê (For all working time saved). Có nghĩa là chủ nhật và ngày lễ sẽ không được tính thưởng.

Việc thanh toán tiền thưởng phạt khi xếp dỡ được quy định cụ thể trong hợp đồng để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp giữa các bên. Căn cứ vào quy định, người có trách nhiệm sẽ tiến hành thanh toán tiền cho đúng người, đúng thời gian và đúng địa điểm.

Cách tính chi phí xếp dỡ

Chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến thông thường sẽ được hai bên lựa chọn để thỏa thuận theo các cách như sau:

Miễn chi phí bốc hàng (free in = FI)

Là trong khoản tiền cước, người thuê tàu phải trả đã bao gồm tiền phí bốc hàng lên tàu, không bao gồm tiền phí dỡ hàng xuống khỏi tàu.

Khi sử dụng điều kiện bán hàng thuộc nhóm C (CIF hoặc CFR) thì người thuê tàu sẽ chọn cách này. Lúc này, người bán sẽ là người thuê tàu chở hàng đi và trả chi phí bốc hàng. Còn người mua sẽ trả chi phí dỡ hàng.

Trong trường hợp này, 2 bên có thể quy định cụ thể như sau:

  • Nếu hàng hóa đóng trong thùng, trong bao, hàng thành khối… thì ghi “free in and stowage” = FI.S = Giá cước đã bao gồm chi phí bốc hàng lên tàu và phí sắp xếp hàng dưới boong.
  • Nếu là hàng xá, hàng rời, không đóng bao hoặc đổ đống, thì ghi: “Free in and Trimming” = FI.T = Giá cước đã bao gồm phí bốc hàng lên tàu và phí san hàng/cào hàng cho bằng phẳng trong boong.

Miễn chi phí bốc và dỡ hàng (Free out = FIO)

Có nghĩa là trong khoản tiền cước, người thuê tàu sẽ phải trả bao gồm tiền phí bốc hàng lên tàu và tiền dỡ hàng xuống tàu.

Khi sử dụng điều kiện bán hàng EXW, người mua sẽ là người thuê tàu chở hàng đi và trả phí bốc dỡ hàng. Vì thế mà người mua thường thích chọn cách quy định cước theo kiểu này.

Khi sử dụng điều kiện bán hàng thuộc nhóm D, người bán hàng là người thuê tàu chở hàng đi và trả phí dỡ hàng lẫn phí bốc hàng. Do đó, người bán cũng sẽ thích chọn cách quy định cước này.

 

Nguồn: sưu tầm