LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU KHẨU TRANG, ĐỒ BẢO HỘ Y TẾ VÀO EU

LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU KHẨU TRANG, ĐỒ BẢO HỘ Y TẾ VÀO EU

LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU KHẨU TRANG, ĐỒ BẢO HỘ Y TẾ VÀO EU

LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU KHẨU TRANG, ĐỒ BẢO HỘ Y TẾ VÀO EU

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU KHẨU TRANG, ĐỒ BẢO HỘ Y TẾ VÀO EU

Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg vừa đưa ra khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế để kinh doanh trong mùa dịch Covid-19 cần tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn của mặt hàng này để tránh dư thừa, thiệt hại về kinh tế.

Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế để kinh doanh trong mùa dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp đã liên hệ tìm các đối tác để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU và nhờ hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên EU liên hệ tìm đối tác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng, để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về mặt hàng này. Ví dụ, dán nhãn CE (thích ứng với các quy định của EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE – để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia (theo địa chỉ liên kết website: https://standards.cen.eu/dyn/www/f?p=CENWEB:5:::NO:::).

Do vậy, việc sản xuất đại trà khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế mà không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào, rất có thể sẽ không xuất khẩu được vào EU và gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở các thị trường khác.

Doanh nghiệp có thể tham khảo tiêu chuẩn về khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế tại địa chỉ: https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/IP_20_502

Tổ chức chứng nhận CE tại các nước thành viên, trong đó tại Bỉ có thể tham khảo tại: https://www.centexbel.be/enutm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30

Theo tính toán của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đạt 8 triệu chiếc mỗi ngày, khoảng 200 triệu chiếc/tháng. Con số này nếu tính trên quy mô cả nước thì sẽ lớn hơn rất nhiều.

Bộ Công Thương cũng cho rằng, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phổ biến. Hơn nữa, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng.

Đặc biệt, khẩu trang xuất khẩu vào thị trường EU và Mỹ bắt buộc phải có chứng chỉ Oeko-Tex Standard 100 từ vải (chứng chỉ đồng nhất trên khắp thế giới cho các nguyên liệu thô, bán thành phẩm và sản phẩm trong ngành dệt may, bao gồm tất cả các cấp độ trong sản xuất với mục đích bảo đảm không chứa chất độc hại một cách tổng thể).

Để có chứng nhận này, doanh nghiệp phải được cơ quan chức năng của EU thẩm định, đánh giá theo quy trình nhưng hiện nay hoạt động này đang bị kẹt lại do dịch bệnh.