Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
Master bill là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Master Bill (MBL) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.
Có 2 cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu là: Liên hệ trực tiếp hãng tàu, hoặc liên hệ qua đại lý (Forwarder) là bên trung gian để booking cho bạn.
– Khi bạn liên hệ trực tiếp hãng tàu: Việc liên hệ trực tiếp hãng tàu bạn sẽ đóng mọi chi phí cho hãng tàu như cước tàu, phí Local Charge…
– Khi bạn liên hệ qua đại lý (Forwarder): Bạn trả mọi chi phí cho Forwarder, nhưng bạn không muốn lấy vậy đơn House Bill từ Forwarder mà muốn lấy vận đơn từ hãng tàu (Master Bill). Thì lúc này bạn (Shipper) vẫn được đứng tên trên Bill do hãng tàu cấp và mọi chi phí bạn trả cho Forwarder, sau đó Forwarder sẽ trả lại hãng tàu sau khi có một phần lợi nhuận từ việc liên hệ đặt booking cho bạn.
Ví dụ đây là Bill Gốc (Original) của hãng tàu KMTC, Bill này do hãng tàu KMTC phát hành cho shipper là người xuất khẩu tại Trung Quốc, trên Bill có logo hãng tàu.
Vì lý do bạn có thể book tàu từ hãng tàu và công ty forwarder cũng có quyền book tàu từ hãng tàu. Do đó trên Master Bill xảy ra 2 trường hợp về người đứng tên trong ô Shipper và Consignee
– Shipper: Là người thực tế xuất khẩu (real shipper), hoặc là bên trung gian (Forwarder).
– Consignee: Là người nhập khẩu thực tế (real consignee), hoặc là đại lý của forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent).
Việc xảy ra 2 trường hợp này nên phát sinh ra loại House Bill. Khi Shipper là Forwarder và Consignee là Forwarding Agent. Ánh tin rằng đọc đến đây bạn đã có một cái phân biệt sáng hơn. Chúng ta sẽ tìm hiểu về House Bill.
House Bill là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Như vậy những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.
Như vậy về hình thức House Bill không khác lắm so với Master Bill. Tuy nhiên cách nhận diện House Bill là bill này do công ty trung gian (Forwarder) phát hành và có in hình logo của Forwarder.
Ví dụ, Đây là Bill Gốc (Original) của công ty trung gian (forwarder) Transocean phát hành, công ty này không có tàu. Transocean book tàu của một hãng tàu nào đó (không thể hiện trên bill), sau đó cấp cho khách hàng Shipper một House Bill của mình.
Có nhiều bạn hình dung Forwarder cấp House Bill như hình thức “cò” cấp vận đơn cho khách hàng, sau khi “cò” có lợi nhuận. Tuy nhiên bản thân Ánh thì không thích dùng từ “cò” vì đây là cách gọi dân giã của Việt Nam. Thực tế trên thế giới có rất nhiều Forwarder lớn, chuyên nghiệp như DHL, UPS, FREDX, Kuehne + Nagel (K+N), Schenker , Panalpina, Expeditors…Họ tham gia vào quá trình vận chuyển đa phương thức, vốn của họ có khi lớn hơn cả những hãng tàu nhỏ.
Đều là những vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau. Như đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…
– Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa bill gốc thì làm House Bill (HBL) dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill (MBL). Do làm House Bill thì bill gốc do forwarding cấp cho shipper, bill này forwarding làm theo mẫu của mình, in hình logo công ty forwarding do đó chỉnh sửa tương đối dễ dàng. Giống như đây là chuyện nội bộ của công ty forwarding với khách hàng của mình.
– Xét về rủi ro cho người chủ hàng (Shipper thật) thì làm House bill rủi ro nhiều hơn làm Master Bill. Nếu xảy ra rủi ro, làm Master Bill người gởi hàng Shipper có thể lấy bill gốc đến kiện hãng tàu. Còn làm House Bill khi xảy ra rủi ro, bạn chỉ có thể cầm bill gốc này đến forwarding kiện, các công ty forwarder nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm.
– Master Bill (MBL) là điều chỉnh mối quan hệ người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt chỗ trên tàu (có thể là công ty forwarder hoặc người xuất khẩu thực tế). Trong khi House Bill (HBL) chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (real shipper) và người trung gian (forwarder).
– Khi phát hành vận đơn Master bill (MBL) sẽ chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… còn House Bill (HBL) thì không.
– Hình thức: Master Bill có hình logo hãng tàu, còn House Bill in logo của công ty forwarder.
– Master bill chỉ có 1 dấu và 1 chữ ký còn House Bill có thể có 2 dấu, 2 chữ ký (chữ ký và dấu của người gom hàng và của người vận chuyển).
– Trên Master Bill (MBL) ghi cảng đến (Port) còn trên House Bill ghi nơi nhận hàng (có thể là kho bãi của công ty forwarder)
Nguồn: songanhlogs