NHẬT BẢN - THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU

NHẬT BẢN - THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU

NHẬT BẢN - THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU

NHẬT BẢN - THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Nhật Bản - Thủ tục Xuất - Nhập khẩu

CÁC THÔNG TIN VỀ QUY TRÌNH HẢI QUAN

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản phải thực hiện khai báo với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nhật Bản để được phép nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu sẽ được cấp sau khi cơ quan Hải quan Nhật Bản thực hiện các thủ tục kiểm hóa hàng hóa cần thiết đối với hàng hóa liên quan và các doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đầy đủ các thủ tục thanh toán thuế hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay 90% các thủ tục nhập khẩu của Nhật Bản được thực hiện bằng máy tính.

a. Thực hiện khai báo nhập khẩu (Luật Hải quan, Điều 67 khoản 72)

(1) Hoàn thành và nộp khai báo nhập khẩu

- Việc khai báo được thực hiện bằng cách nộp tờ khai báo nhập khẩu (thanh toán thuế hải quan) bao gồm các thông tin về số lượng và giá trị hàng hóa cũng như bất kì các yêu cầu đặc biệt khác.

- Hàng hóa xuất khẩu phải được đưa vào khu vực Hải quan (Ho-zei) hoặc kho lưu trữ hàng hóa chỉ định đặc biệt. Tuy nhiên, một số nhóm hàng đặc biệt cần được sự chấp thuận của Tổng cục hải quan và việc khai báo có thể được thực hiện trong khi nhóm hàng này đang trên tàu biển, sà-lan hoặc trước khi được đưa đến khu vực Hải quan (Ho-zei).

(2) Người thực hiện khai báo hải quan

Về nguyên tắc, tờ khai nhập khẩu phải được khai bởi người nhập khẩu, song việc này thường được các đại lý hoặc người được ủy nhiệm thực hiện.

(3) Tài liệu cần nộp (Luật Hải quan Điều 68)

Nhà nhập khẩu phải chuẩn bị 3 bản khai hải quan (theo mẫu C5020 của Hải quan http://www.customs.go.jp/kaisei/youshiki/form_C/C5020.pdf) và nộp cho Hải quan Nhật Bản kèm theo các tài liệu sau:

  • Hoá đơn thương mại;
  • Vận đơn;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có thể làm mẫu AJ, VJ, CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản (AJFTA) , Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
  • Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm và những giấy tờ liên quan cần thiết khác tùy theo mặt hàng cụ thể
  • Giấy phép, giấy chứng nhận, v.v… theo yêu cầu của pháp luật và các quy định khác ngoài Luật Hải quan (khi việc nhập khẩu một số hàng hóa bị hạn chế theo các luật và quy định đó);
  • Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan;
  • Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế).

Về nguyên tắc, Hải quan chỉ yêu cầu các tài liệu bổ sung cần thiết phục vụ việc cấp phép.

b. Xác nhận của Luật và các quy định khác

Luật Hải quan là luật cơ bản liên quan đến nhập khẩu. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hàng hóa, có những trường hợp cần phải có giấy phép hoặc phê duyệt để nhập khẩu hàng hóa trước khi tiến hành nhập khẩu. Giấy phép phải được ban hành bởi các cơ quan khác như Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi v.v… tùy theo quy định trong Luật và các quy định khác ngoài Luật Hải quan. 

Mục đích của Luật và các quy định này dùng để phân loại, đảm bảo kiểm soát việc nhập khẩu của một số hàng hóa có thể có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp, kinh tế, môi trường, an toàn và đạo đức công cộng.

Những trường hợp được yêu cầu phải xin giấy phép, phê duyệt hoặc vượt qua các kiểm tra nhất định, sẽ phải chứng minh với Hải quan rằng các yêu cầu này đã được đáp ứng trong thủ tục thông quan và được xác nhận bởi các bên liên quan mới được cho phép nhập khẩu.

Các luật và quy định liên quan đến nhập khẩu gồm có:

(1) Luật kiểm soát ngoại hối và ngoại thương

(2) Luật và các quy định liên quan đến hàng cấm

- Luật liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã và săn bắn

- Luật kiểm soát sở hữu súng và kiếm

- Luật kiểm soát chất độc và chất có hại

- Luật Dược

- Luật kiểm soát phân bón

- Luật liên quan đến bình ổn giá đường ăn

- Luật kiểm soát chất cháy nổ

- Luật liên quan đến sàng lọc các chất hóa học và quy định về sản xuất của học, v…v…

- Luật an toàn khí ga áp suất cao

(3) Luật và các quy định liên quan đến kiểm dịch

- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm

- Luật kiểm dịch thực vật

- Luật phòng chống lây nhiễm động vật

- Luật phòng chống bệnh dại

(4) Luật pháp và các quy định liên quan đến ma túy

- Luật kiểm soát cần sa

- Luật kiểm soát thuốc kích thích

- Luật kiểm soát ma túy và chất kích thần

- Luật thuốc phiện

c. Các loại hàng hóa bị cấm

  • Heroin, cocaine, MDMA, thuốc phiện, cần sa, chất kích thích, chất kích thần và các loại thuốc gây nghiện khác (trừ các loại được chỉ định bởi Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi);
  • Súng (súng lục, v.v.), đạn (đạn) và các bộ phận của súng;
  • Chất nổ (thuốc nổ, thuốc súng, v.v.);
  • Vật liệu tiền chất cho vũ khí hóa học;
  • Vi trùng có khả năng được sử dụng cho khủng bố sinh học;
  • Tiền giả, thay đổi, hoặc tiền giả, tiền giấy, tiền giấy hoặc chứng khoán và thẻ tín dụng giả mạo;
  • Sách, hình vẽ, chạm khắc và bất kỳ đồ vật nào khác có thể gây tổn hại đến an toàn hoặc đạo đức công cộng (tài liệu tục tĩu hoặc vô đạo đức, ví dụ: nội dung khiêu dâm);
  • Nội dung khiêu dâm trẻ em; hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.