NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ CHO KỲ THỰC TẬP NĂM 2024

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ CHO KỲ THỰC TẬP NĂM 2024

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ CHO KỲ THỰC TẬP NĂM 2024

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ CHO KỲ THỰC TẬP NĂM 2024

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ CHO KỲ THỰC TẬP NĂM 2024

Kỳ thực tập là yêu cầu bắt buộc để các sinh viên tốt nghiệp và hơn thế, đó là cơ hội để bạn học hỏi, trau dồi những kinh nghiệm nghề nghiệp đầu tiên. Tuy vậy, không phải sinh viên nào cũng biết đi thực tập cần chuẩn bị những gì.

Tìm hiểu về kỳ thực tập

1. Thực tập là gì? 

Thực tập là khoảng thời gian bạn thực hiện một công việc thực tế nào đó để áp dụng những kiến thức đã học trong trường đi vào thực tiễn.Thực tập được xem là một quá trình huấn luyện, đào tạo cho những người sắp bước chân vào một nghề nghiệp nào đó.

2. Ý nghĩa, vai trò của kỳ thực tập

Việc thực tập có những vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong con đường sự nghiệp của mỗi người:

  • Kỳ thực tập là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức mang tính lý thuyết đã học và thực tiễn
  • Giúp sinh viên chuẩn bị trước những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trước khi thực sự ra trường và đi làm
  • Giúp sinh viên bước đầu xây dựng và tạo lập các mối quan hệ trong công việc

3. Khi nào cần đi thực tập

Tùy vào quy định của từng trường mà sinh viên sẽ có thời gian đi thực tập tự do hoặc bắt buộc theo chỉ định của trường. Thông thường, sinh viên vào cuối năm 3 trở lên sẽ đi thực tập. Đây là thời điểm khá thích hợp vì bạn đã bước đầu có những kiến thức chuyên môn về nghề để ứng dụng thực tế.Tuy nhiên, nếu bạn được trường cho phép thực tập tự do thì bạn hoàn toàn có thể đi thực tập sớm hơn.

4. Thời gian thực tập

Thời gian thực tập thông thường từ 3-6 tháng có thể dài hơn tùy vào quy định của tổ chức bạn đến thực tập.

5. Tổ chức bạn đến thực tập

Việc lựa chọn tổ chức để thực tập phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề mà bạn đang theo học. Bạn có thể lựa chọn công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc các cơ quan nhà nước… Việc chọn được tổ chức chính là điều đầu tiên khi tự hỏi đi thực tập cần chuẩn bị những gì. 

6. Có những loại thực tập nào?

Có khá nhiều tiêu chí để phân loại thực tập. Dựa theo thời gian làm việc có

  • Thực tập toàn thời gian
  • Thực tập bán thời gian

 

Dựa theo tính chất, mục đích thực tập có:

  • Thực tập nhận thức: là lần đầu tiên thực tập, thường dành cho sinh viên năm nhất trong khoảng 6-8 tuần 
  • Thực tập tích lũy: Thực tập trong 320 giờ, tham gia và dự án/khóa đào tạo… dành cho mọi đối tượng sinh viên
  • Thực tập tốt nghiệp: Thực tập trong 15 tuần để đủ điều kiện tốt nghiệp
  • Thực tập tại nước ngoài: Sinh viên được hỗ trợ về thủ tục, tài chính của trường để đi thực tập tại các nước khác.

ĐI THỰC TẬP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ: ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI THỰC TẬP

  1. Kiến thức cơ bản: Nắm vững kiến thức cơ bản về Logistics có thể áp dụng vào thực tế.
  • Vận chuyển: Phương pháp và chi phí vận chuyển hàng hóa.
  • Quản lý kho: Tổ chức, sắp xếp, và quản lý hàng hóa trong kho.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Tối ưu hóa toàn bộ quy trình từ nguồn cung đến người tiêu dùng.
  • Công nghệ trong Logistics: Sử dụng công nghệ mới như hệ thống quản lý thông minh, IoT, AI.
  • Luật pháp và quy định: Hiểu về các quy định pháp lý liên quan đến Logistics.
  • Kỹ năng quản lý dự án và kỹ năng mềm: Quản lý dự án và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
  1. Tìm hiểu về công ty/thực tập: Nắm rõ về công ty mà bạn sẽ thực tập. Hiểu về mô hình kinh doanh, các dự án quan trọng, và những gì họ mong đợi từ sinh viên thực tập.
  2. Công cụ và phần mềm: Tìm hiểu và làm quen với các công cụ và phần mềm được sử dụng trong lĩnh vực Logistics như ERP (Enterprise Resource Planning), WMS (Warehouse Management System), TMS (Transportation Management System), và các công cụ quản lý dữ liệu.
  3. Cập nhật thông tin về ngành: Đọc tin tức, sách về Logistics để cập nhật xu hướng mới nhất và các thay đổi trong ngành.
  4. Hồ sơ xin việc:

Tùy vào từng đơn vị công ty bạn thực tập yêu cầu về hồ sơ thực tập nhưng chủ yếu gồm có CV và thư xin việc. CV và thư xin việc theo cách phù hợp với vị trí thực tập mà bạn muốn.

CV: Cần đặc biệt chú ý đến những yếu tố như: thông tin cá nhân, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, Kỹ năng liên quan đến công việc, Kinh nghiệm làm việc (Training xuất nhập khẩu CSL đã có một bài viết về cách khắc phục lỗi thường gặp khi viết Cv)

Bên cạnh đó hiện nay chủ yếu các công ty sẽ yêu cầu nộp hồ sơ bản mềm thông qua Gmail hoặc các trang mạng xã hội. Trong CV nên thể hiện được profile những thành phẩm, kết quả thực tế mà bản thân đạt được trong quá trình làm và học.

  1. Thái độ và tâm lý

Có một thực trạng là không ít sinh viên các trường top có thái độ tự tin thái quá vì ngôi trường của mình. Bạn có quyền tự hào về ngôi trường danh tiếng của mình nhưng từ phía nhà tuyển dụng, họ cần một người phù hợp với công việc chứ không phải một ứng viên học giỏi. Vì thế hãy khiêm tốn học hỏi thay vì tự mãn, kiêu ngạo.

Thực tập sinh chưa có kinh nghiệm nên điều quan trọng nhất là thái độ tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với thụ động, “gọi dạ bảo vâng”, bạn vẫn cần có quan điểm, ý kiến trong công việc nhưng hãy đưa ra dưới dạng đề xuất và lắng nghe phản hồi từ những người đi trước. Hãy xác định tinh thần đi thực tập bản chất là đi học hỏi. Khi đi học, bạn cần đóng học phí và công sức lao động của bạn trong kỳ thực tập chính là học phí bạn phải trả. Do vậy, ngay cả khi thực tập không có lương, bạn vẫn cần cố gắng hết sức trong công việc. Nếu công việc có lương hay mức lương chưa được như mong muốn, bạn vẫn nên có thái độ cảm ơn vì những gì tổ chức và người hướng dẫn đã trao cho bạn trong khoảng thời gian thực tập.

Thực tập là một quá trình thử thách sự kiên nhẫn. Bạn vẫn còn là những “tân binh”, chưa có kinh nghiệm gì nên đừng vội vàng nếu bị giao cho những việc “vặt” như pha trà, rót nước… Những công việc tưởng chừng như vô ích này sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ năng mềm để hoạt động trong những mỗi trường làm việc sau này khi bạn mới ra trường.

Mental preparedness: Chuẩn bị tinh thần cho việc học hỏi và thích nghi với môi trường làm việc mới. Sẵn sàng đối mặt với thách thức và học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. Tinh thần cầu tiến: Sẵn sàng học hỏi từ người đi trước, từ các đồng nghiệp và cố gắng nâng cao bản thân trong mọi cơ hội.