Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
NỘI DUNG CHI TIẾT TRONG VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
Vận đơn đường hàng không là chứng từ được sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, do người chuyên chở phát hành cho fwd/chủ hàng để xác nhận việc đã nhận hàng và vận chuyển hàng.
1. Chức năng vận đơn đường hàng không Air Waybill (AWB):
Vận đơn đường hàng không có 2 chức năng vô cùng quan trọng sau:
Cần lưu ý rằng,AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). Trong trường hợp ngoại lệ, để thanh toán bằng tín dụng thư (L/C), 2 bên mua bán sẽ phải thỏa thuận và phải làm thêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như: thư cam kết đảm bảo) nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.
Về mặt trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển (carrier) và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thì sẽ được bên vận chuyển cấp vận đơn hàng không. Do thời gian vận chuyển bằng máy bay rất nhanh so với tàu biển, nên một bộ AWB sẽ được gửi kèm cùng hàng hóa để các bên có thể tham chiếu nhanh và giúp người nhận hàng làm sớm thủ tục nhập hàng tại nơi đích đến.
Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành cùng lúc nhiều bản cho nhiều bên như người chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng… Sau khi hàng đến đích, người nhận hàng hoặc đại lý của họ đến văn phòng người chuyên chở để nhận AWB cùng bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa. Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, người nhập khẩu cũng có thể nhận AWB và bộ chứng từ gốc qua đường chuyển phát nhanh trước khi hàng đến để làm thủ tục nhập khẩu.
Air waybill có 2 loại thường gây nhầm lẫn. Vì vậy, có rất nhiều người chưa phân biệt được giữa MAWB và HAWB có điểm gì khác nhau và
Thực tế thì cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi 2 chủ thể khác nhau:
Nói cách khác, khi chủ hàng lưu chỗ (book) với công ty giao nhận hàng không, bên giao nhận sẽ cấp HAWB. Tới lượt mình, người giao nhận book lại chỗ với hãng hàng không cho lô hàng đó, thì sẽ được hãng cấp MAWB cho người giao nhận.
Mẫu vận đơn hàng không do IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) quy định. Dưới đây là mẫu và nội dung AWB hãng hàng không UPS (Mỹ) để bạn có thể tham khảo.
Airport of departure: Sân bay xuất phát
Issuing carrier’s name and address: Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn Issuing carrier’s agent: Ðại lý của người chuyên chở
Routine: Tuyến đường
Accounting information: Thông tin thanh toán Currency: Tiền tệ
Charges codes: Mã thanh toán cước Charges: Cước phí và chi phí
Declare value for carriage: Giá trị kê khai vận chuyển Declare value for customs: Giá trị khai báo hải quan Amount of insurance: Số tiền bảo hiểm
Handing information: Thông tin làm hàng Number of pieces: Số kiện
Other charges: Các chi phí khác Prepaid: Cước và chi phí trả trước Collect: Cước và chi phí trả sau
Shipper of certification box: Ô ký xác nhận của người gửi hàn Carrier of execution box: Ô dành cho người chuyên chở
For carrier of use only at destination: Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến
Collect charges in destination currency, for carrier of use only: Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở.
Nguồn tham khảo.
TƯ VẤN KHÓA HỌC:
Hotline: 034.351.9079 - 0898.504.321 - 0898.724.247
Email: trainingtancang@gmail.
VP training: Lầu 2, 141 Võ Oanh (D3 cũ) P25 Bình Thạnh, TPHCM
Fanpage FB: Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Fanpage FB: Đào Tạo XNK CSL - Chứng Chỉ Tân Cảng STC
Website tài liệu miễn phí: http://xuatnhapkhautancang.com/
Website đào tạo, hỗ trợ việc làm: http://xuatnhapkhautancang.com/