PHÂN BIỆT KHO NGOẠI QUAN VÀ KHO CFS

PHÂN BIỆT KHO NGOẠI QUAN VÀ KHO CFS

PHÂN BIỆT KHO NGOẠI QUAN VÀ KHO CFS

PHÂN BIỆT KHO NGOẠI QUAN VÀ KHO CFS

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

     Kho ngoại quan và kho CFS luôn có mối quan hệ mật thiết và có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng và Logistics nói chung. Hầu hết các loại hàng hóa khi chuẩn bị xuất ra nước ngoài hoặc chuẩn bị đưa vào thị trường Việt Nam đều trải qua giai đoạn lưu trữ thuộc một trong hai loại kho trên với các thủ tục hải quan cụ thể. Sau đây, hãy cùng Training Tân Cảng tìm hiểu những đặc điểm và cách phân biệt kho ngoại quan và kho CFS.

 

1. Kho ngoại quan là gì?

     Theo khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Kho ngoại quan hay còn được gọi với tên khác là kho Bonded Warehouse.

2. Kho CFS là gì?

     Kho CFS là tên viết tắt của Container Freight Station, là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu gom (tập kết), chia tách hàng lẻ, hay còn gọi là hàng LCL (Less than container load). Tại các kho này sẽ có bộ phận công vụ hỗ trợ tập kết hàng và bảo quản, đồng thời sẽ thu phí vận hành gọi là phí CFS.

 

3. So sánh đặc điểm kho CFS và kho ngoại quan

Giống nhau giữa kho ngoại quan và kho CFS

     Kho CFS và kho ngoại quan mặc dù là hai hệ thống kho có chức năng, nhiệm vụ và thực hiện các hoạt động khác nhau, nhưng trên thực tế hai loại kho này vẫn có một số điểm chung nhất định. Trước khi tìm hiểu bảng so sánh kho CFS và kho ngoại quan cụ thể, bạn nên “bỏ túi” cho mình những thông tin về điểm chung giữa hai hệ thống kho này. Điển hình có thể kể đến như:

  • Thẩm quyền cấp phép: Để có thể đi vào hoạt động và vận hành thì bắt buộc đơn vị kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Và người có thẩm quyền cấp phép cho kho CFS và kho ngoại quan hoạt động đó chính là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

  • Lĩnh vực hoạt động: Hệ thống kho CFS và kho ngoại quan đều được sử dụng để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, đối với các lô hàng xuất nhập khẩu đều phải lưu trữ tại một trong hai hệ thống kho này. Do đó, hai kho có mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng và Logistics nói chung.

  • Vùng và khu vực được thành lập kho: Phải là những khu vực gần với cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa. Hoặc có thể là cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt vận chuyển quốc tế, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao hay khu thuế quan,… Đây đều là những khu vực được Pháp luật quy định để thành lập kho CFS và kho ngoại quan.

 

Điểm khác nhau giữa kho ngoại quan và kho CFS

Tiêu chí Kho Ngoại quan Kho CFS
Hoạt động tại kho  – Gia cố hàng hóa; tiến hành phân loại và bảo quản hàng hóa theo quy định.
 – Chia nhỏ hàng hóa thành nhiều lô nhỏ hoặc ghép, gộp nhiều lô hàng với nhau.
 – Đóng gói bao bì cho hàng hóa.
 – Lấy mẫu hàng hóa để cung cấp cho đơn vị quản lý kho và tiến hành làm thủ tục hải quan.
 – Thực hiện thay đổi, chuyển đổi quyền sở hữu cho lô hàng.
 – Đối với kho hàng chuyên dụng được cấp phép lưu trữ xăng dầu, hóa chất, hàng đặc thù được chuyển đổi và pha chế nhưng không được gây ảnh hưởng đến hàng hóa và môi trường xung quanh.
 – Thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa trong kho.
 – Hàng hóa lưu trữ được tiến hành đóng gói, sắp xếp. Một số hàng có thể được đóng gói và sắp xếp lại theo quy cách trong khi chờ được xuất khẩu.
 – Hàng hóa được chia tách và ghép cùng nhiều lô hàng khác vào một container đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển và tiến hành xuất khẩu.
 – Hàng hóa nhập khẩu được chia tách nhỏ để làm thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa của một quốc gia.
 – Đóng và ghép hàng vào các container chứa hàng xuất khẩu để chuẩn bị chuyển sang một nước thứ ba.
 – Thay đổi quyền sở hữu lô hàng.
Thời gian lưu trữ hàng hóa  – Hàng hóa được lưu trữ tại kho ngoại quan không quá 12 tháng tính từ ngày được đưa vào kho ngoại quan.
 – Đối với những trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Cục Hải quan quản lý trực tiếp chấp thuận thì có thể gia hạn thêm một lần nữa nhưng không quá 12 tháng.
 – Hàng hóa được lưu trữ tại kho CFS không quá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào điểm thu gom hàng lẻ.
 – Đối với những trường hợp có lý do chính đáng và được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan trực tiếp quản lý chấp thuận thì có thể gia hạn thêm một lần không quá 90 ngày.
Loại hàng lưu trữ  – Hàng hóa đang chờ hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện phân phối vào thị trường Việt Nam.
 – Hàng hóa quá cảnh được lưu trữ tại kho của Việt nam và chuẩn bị thực hiện các thủ tục xuất khẩu sang quốc gia khác.
 – Hàng hóa trong nước đã hoàn tất thủ tục hải quan và chuẩn bị xuất khẩu sang nước khác.
 – Hàng hóa hết thời gian tạm nhập và bắt buộc phải tái xuất.
 – Hàng hóa phải tiến hành tái xuất theo quy định.
 – Hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa làm thủ tục hải quan.
 – Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục khai báo hải quan hoặc đang trong bước đăng ký xong tờ khai và được đưa vào kho CFS để kiểm tra thực tế.
Thủ tục hải quan  Đối với hàng hóa được lưu trữ tại kho ngoại quan, thông thường sẽ có 5 loại thủ tục hải quan:
 – Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài được nhập kho ngoại quan.
 – Thủ tục hải quan với hàng hóa đến từ khu phi thuế quan hoặc nội địa nhập kho ngoại quan.
 – Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu từ kho ngoại quan ra bên ngoài.
 – Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất từ kho ngoại quan và được nhập khẩu vào nội địa hoặc khu phi thuế quan.
 – Thủ tục hải quan đối với hàng hóa được xuất từ kho ngoại quan này để chuyển sang hệ thống kho ở khu vực khác.
 Đối với hàng hóa tại các điểm gom hàng lẻ, thông thường sẽ tiến hành hai loại thủ tục hải quan cơ bản là:
 – Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu.
 – Thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu.

 

     Trên đây Training Xuất Nhập Khẩu vừa chia sẻ đến bạn đặc điểm và cách phân biệt kho ngoại quan và kho CFS. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp Training Xuất Nhập Khẩu để được giải đáp kịp thời.