PHÂN BIỆT TỔN THẤT CHUNG VÀ TỔN THẤT RIÊNG

PHÂN BIỆT TỔN THẤT CHUNG VÀ TỔN THẤT RIÊNG

PHÂN BIỆT TỔN THẤT CHUNG VÀ TỔN THẤT RIÊNG

PHÂN BIỆT TỔN THẤT CHUNG VÀ TỔN THẤT RIÊNG

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

PHÂN BIỆT TỔN THẤT CHUNG & TỔN THẤT RIÊNG 

1. Tổn thất chung

Theo khoản 1 Điều 292 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định khái niệm tổn thất chung như sau: “Tổn thất chung ( TTC ) là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.”

Một thiệt hại, chi phí muốn được coi là tổn thất chung phải có các đặc trưng sau:

- Hành động tổn thất chung phải là hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền trưởng hoặc thuyền viên trên tàu.

- Hi sinh hoặc chi phí phải là đặc biệt, phi thường.

- Hi sinh hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình.

- Tai họa phải thực sự xảy ra và nghiêm trọng.

- Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung.

- Sự cố xảy ra trên biển.

 

2. Tổn thất riêng 

Theo Điều 295 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về tổn thất riêng có nội dung như sau: “Mọi tổn thất về tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách không được tính vào tổn thất chung theo nguyên tắc quy định tại Điều 292 của Bộ luật này được gọi là tổn thất riêng (TTR). Người bị thiệt hại không được bồi thường, nếu không chứng minh được tổn thất xảy ra do lỗi của người khác.”

Như vậy ta có thể hiểu như sau: Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hay một số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu. Ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại do tổn thất xảy ra. Những chi phí đó gọi là tổn thất chi phí riêng.

Nếu tổn thất riêng thuộc trách nhiệm người bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất riêng này, đồng thời phải chi trả những chi phí có liên quan. Những chi phí này bao gồm: chi phí xếp dỡ, gửi hàng, phân loại hàng hóa, thay thế bao bì đối với những lô hàng bị tổn thất. Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng.

Ví dụ: Trong chuyến hành trình, tàu bị đâm vào đá ngầm và thủng 1 lỗ. Do đó nước tràn vào tàu và có nguy cơ làm ướt hàng hóa. Trước tình hình đó chủ tàu ra lệnh phải lấp lỗ thủng bằng vài bao hàng của 1 chủ hàng. Sau đó tàu về đến cảng: Chi phí sửa chữa tàu (hàn lỗ thủng) ước tính là 5000 USD, tổn thất hh dùng để lấp lỗ thủng là 20.000 USD. Như vậy tàu chỉ thủng một cách ngẫu nhiên và bất ngờ nên đây là TTR, chi phí này do chủ tàu tự chịu. Tổn thất chung 20.000USD là nhằm cứu nguy cho hh trên tàu sẽ do các chủ hàng khác và chủ tàu đóng góp đền bù cho chủ hàng có hh bị TTC.

3. Điểm khác nhau giữa tổn thất chung và tổn thất riêng

TỔN THẤT RIÊNG

TỔN THẤT CHUNG

Xảy ra một cách ngẫu nhiên, vô ý

Xảy ra một cách cố ý, cố tình

Chỉ ảnh hưởng quyền lợi cá biệt

Chịu ảnh hưởng của các bên

Xảy ra trên biển hoặc bất kỳ địa điểm nào khác

Chỉ xảy ra trên biển

Tùy vào điều kiện bảo hiểm để xem TTR có thuộc trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm hay không.

Với bất kỳ điều kiện bảo hiểm nào thì doanh nghiệp bảo hiểm đều chịu trách nhiệm bồi thường về mức đóng góp TTC của chủ hàng.


4. Một số lưu về tổn thất chung và tổn thất riêng

Tổn thất chung (TTC)

  • Là tổn thất do các hành động hy sinh một cách cố ý dẫn đến hy sinh một số hàng hóa hoặc vật chất hay chi phí khác nhằm mục đích an toàn chung cho tàu và hàng.
  • Để bảo vệ quyền lợi chung, những hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung sẽ do chủ tàu và các chủ hàng đóng góp theo tỷ lệ sau khi tính toán.
  • Trong trường hợp có tổn thất chung, tuy hàng hóa không bị tổn thất chủ hàng vẫn phải đóng góp phân bổ tổn thất chung do người được bảo hiểm đóng góp cho tàu.

Tổn thất riêng (TTR)

  • Là tổn thất chỉ liên quan đến quyền lợi riêng của người chủ hàng đối với hàng hóa bị hư hỏng và mất mát.