Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN ĐÍCH DANH, VẬN ĐƠN THEO LỆNH VÀ VẬN ĐƠN VÔ DANH
Đúng như tên gọi, trên vận đơn đích danh, ở mục Consignee ghi thông tin đích danh tên và địa chỉ người nhận hàng. Do vậy, chỉ người có tên và địa chỉ trùng khớp với thông tin được ghi trên Bill này mới được nhận hàng.
Chỉ có một số trường hợp sử dụng vận đơn đích danh như Cá nhân gửi hàng cá nhân, hàng quà biếu, hàng triển lãm, hàng hoá vận chuyển trọng nội bộ công ty.
Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng.
Vận đơn theo lệnh là mẫu vận đơn không thể hiện tên và địa chỉ người nhận hàng như vận đơn đích danh mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or to order). Do vậy, người đi nhận hàng phải tùy thuộc vào người ra lệnh bắt buộc.
Tại mục Consignee, người ra lệnh có thể ghi theo:
Khi thể hiện theo lệnh người gửi hàng, hàng hóa sẽ được chuyển giao cho người được chỉ định của người ký hậu đó chính là người gửi hàng (shipper). Nhiều trường hợp, trên vận đơn chỉ được ghi là “To order” thì thì vận đơn đó cũng được hiểu là theo lệnh của người gửi hàng.
Vận đơn này được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of ” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó.
Trên B/L thông tin của ngân hàng được ghi trên vận đơn sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn.
Khác với vận đơn đích danh, vì tính chất linh hoạt về người nhận hàng nên vận đơn theo lệnh được dùng rất phổ biến trong mua bán quốc tế, có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu chuyển nhượng ghi trên bill để chuyển từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.
Người ký hậu phải ký tên, đóng dấu vào mặt sau B/L gốc và trao cho người hưởng lợi. Có 4 cách ký hậu như sau:
– Ký hậu đích danh: Người ký hậu sẽ ký và đóng dấu vào mặt sau của vận đơn trong đó ghi đích danh tên của người được hưởng lợi và có thể ghi chú ” Delivery to… – Giao hàng cho…” . Như vậy sau khi ký hậu thì vận đơn này trở thành vận đơn đích danh và là người hưởng lợi cuối cùng.
– Ký hậu theo lệnh: Với kiểu ký hậu này “To order of …. – Giao hàng theo lệnh của ” thì người được hưởng lợi lại tiếp tục được phép chuyển nhượng vận đơn cho người tiếp theo bằng cách ký hậu thêm một lần nữa ở phía mặt sau của vận đơn. Trong trường hợp không chuyển nhượng tiếp thì người được hưởng lợi sẽ cầm vận đơn đi lấy hàng như là người hưởng lợi cuối cùng.
– Ký hậu cho chính người ký hậu/vô danh(để trống): Trong trường hợp người ký hậu vận đơn lại chính là người hưởng lợi cuối cùng hay nói cách khác là người đi nhận lô hàng đó thì chỉ cần ký và đóng đấu là có thể cầm vận đơn đi lấy hàng, hoặc có thể ghi thêm câu ” Delivery to myself – Giao hàng cho chính tôi”. Hoặc ghi rõ là để trống.
– Ký hậu miễn truy đòi: Thông thường thì người ký hậu vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới cho việc giao hàng đến người hưởng thụ cuối cùng trong trường hợp người hưởng thụ cầm vận đơn ký hâu mà không nhận được hàng. Tuy nhiên để tránh ràng buộc trách nhiệm với người hưởng thụ ngày, người ký hậu có thể thêm câu” Without recourse endorsement – Miễn truy đòi” bên cạnh chữ ký của mình.
– Về tính pháp lý, hành vi ký hậu của người ký tên trên B/L thừa nhận việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L cho người được hưởng.
Khi ký hậu, người ký hậu cần tuân thủ quy định sau:
Vận đơn vô danh (to bearer B/L): là loại B/L trên đó không ghi tên người nhận hàng, hoặc ghi rõ là vô danh, hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác.
Ở trong một số trường hợp, Vận đơn vô danh được chuyển nhượng đơn giản bằng cách trao tay, ai cầm vận đơn trong tay người đó là chủ sở hữu vận đơn và có quyền yêu cầu người chuyên chở giao hàng cho mình.
Trên vận đơn vô danh được ký hậu ở mặt sau Bill gốc là để trống (endorsed in balank), ký hậu theo lệnh để trống (endorsed to order in blank), ký hậu cho người cầm (endorsed to Bearer or to Holder).
Tại mục Consignee có thể ghi: “to Bearer or to Holder”/ “để trống”/ “…”.
Vận đơn vô danh có thể chuyển thành vận đơn đích danh hoặc là vận đơn theo lệnh bằng thủ tục ký hậu trong trường hợp ký hậu vô danh(để trống).
Nếu một vận đơn mà trong ô Consignee là để trống (không ghi tên người nhận hàng đích danh, không ghi giao hàng theo lệnh của một người đích danh hoặc chỉ ghi giao hàng theo lệnh để trống), thì phải hiểu là giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, do đó không được xem loại vận đơn này là vận đơn vô danh.
Nguồn tham khảo.
TƯ VẤN KHÓA HỌC:
Hotline: 034.351.9079 - 0898.504.321 - 0898.724.247
Email: trainingtancang@gmail.
VP training: Lầu 2, 141 Võ Oanh (D3 cũ) P25 Bình Thạnh, TPHCM
Fanpage FB: Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Fanpage FB: Đào Tạo XNK CSL - Chứng Chỉ Tân Cảng STC
Website tài liệu miễn phí: http://xuatnhapkhautancang.com/
Website đào tạo, hỗ trợ việc làm: http://xuatnhapkhautancang.com/