QUY ĐỊNH CỦA SINGAPORE VỀ MẶT HÀNG CẤM, HẠN CHẾ NHẬP KHẨU VÀ GIẤY PHÉP

QUY ĐỊNH CỦA SINGAPORE VỀ MẶT HÀNG CẤM, HẠN CHẾ NHẬP KHẨU VÀ GIẤY PHÉP

QUY ĐỊNH CỦA SINGAPORE VỀ MẶT HÀNG CẤM, HẠN CHẾ NHẬP KHẨU VÀ GIẤY PHÉP

QUY ĐỊNH CỦA SINGAPORE VỀ MẶT HÀNG CẤM, HẠN CHẾ NHẬP KHẨU VÀ GIẤY PHÉP

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Quy định của Singapore về mặt hàng cấm, hạn chế nhập khẩu và giấy phép

Quy định của Singapore về mặt hàng cấm, hạn chế nhập khẩu và giấy phép, do Thương vụ Việt Nam tại Singapore cung cấp.

1. Hàng hóa kiểm soát nhập khẩu

Mục đích chủ yếu vì lý do sức khoẻ, an toàn, môi trường và an ninh quốc gia hoặc theo các thoả thuận quốc tế. Các hàng hoá hạn chế nhập khẩu (không phải là hàng cấm nhập) cần phải có giấy phép nhập khẩu. Hệ thống cấp phép áp dụng đối với hàng hóa hạn chế nhập từ tất cả các nước. Các loại hàng hoá là đối tượng được cấp giấy phép nhập khẩu tự động gồm: trang thiết bị điều khiển và sao chép đối với CD, CD-ROM, VCD, DVD và DVD-ROM; phim, băng video và trò chơi video; xuất bản phẩm (bao gồm sách, tạp chí, băng ghi âm, tranh ảnh).

Bảng 1: Danh mục hàng hoá cấm nhập hoặc không được cấp phép tự động

Mô tả chung

Điều chỉnh của WTO/Cơ sở hạn chế

Cơ quan quản lý

1. Hạn chế

 

 

Cá Piranhas

GATT Art. XX (b)

Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA)

Kẹo cao su (trừ loại sử dụng để chữa bệnh)

GATT Art. XX (b)

Hải quan Singapore

Thuốc lá và bật lửa dạng súng

GATT Art. XX (b)

Cảnh sát Singapore

Thuốc chứa amidopyrine, noramidopyrine, amygdalin, danthron, a-xít pangamic và suprofen

GATT Art. XX (b)

Cơ quan Khoa học Y tế

Thuốc lá Sisha

GATT Art. XX (b)

Bộ Y tế

Amiăng

GATT Art. XX (b); Công ước Rotterdam

Cơ quan Môi trường Quốc gia

Một số giống chó nhất định và lai tạo của những giống này (Pit Bull, Neapolitan Mastiff, Tosa, Akita, Dogo Argentino, Boerboel, Fila Brasileiro, Perro de Presa Canario)

GATT Art. XX (b)

Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA)

Mèo lai Bengal và Savannah thế hệ thứ 4 và các thế hệ sau từ giống Prionailurus bengalensis và Leptailurus serval

GATT Art. XX (b)

Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA)

Vũ khí và các vật liệu liên quan, hàng hoá và công nghệ liên quan đến hạt nhân, tên lửa đạn đạo và các chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt từ Bắc Triều Tiên và Iran

Vũ khí và vật liệu liên quan từ Eritrea và Liby

Than củi từ Somali và Vũ khí hoá học từ Syria

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

Hải quan Singapore

PCB (polychlorinated biophenyl) và các chất thay thế

GATT Art. XX (b); Công ước Rotterdam và Stockholm

Cơ quan Môi trường Quốc gia

Một số chất khử ozone nhất định  (bao gồm chlorofluorocarbons)

GATT Art. XX (b); Nghị định thư Motreal; UNFCCC

Cơ quan Môi trường Quốc gia

2. Cấm nhập trừ khi đáp ứng một số điều kiện

 

 

Các thiết bị viễn thông thuộc diện kiểm soát (máy dò, trang thiết bị liên lạc quân sự và máy tự động chuyển cuộc gọi)

Gart Art. XXI

Cơ quan Phát triển Truyền thông thông tin

Pháo hoa

Gart Art. XX(b)

Cảnh sát Singapore

Danh sách các chất hoá học trong Công ước về Vũ khí Hoá học (CWC)

Gart Art. XX(b) (ii); CWC

Hải quan Singapore

Kim cương thô

WT/L/676; Nghị quyết S/RES/1459 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Hải quan Singapore

Halons

GATT Art. XX (b); Nghị định thư Motreal; UNFCCC

Cơ quan Môi trường Quốc gia

3. Các hàng hoá không được cấp giấy phép tự động

 

 

Các sản phẩm thịt và cá

GATT Art. XX (b)

Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA)

Cát và đá granite (các vật liệu xây dựng quan trọng)

GATT Art. XX (b)

Cơ quan Xây dựng và Công trình

Hạt cây thuốc phiện

GATT Art. XX (b)

Cục Ma tuý Trung ương

Các nguyên vật liệu được kiểm soát hoặc các chất được sử dụng để sản xuất các loại thuốc trong diện kiểm soát

GATT Art. XX (b); Công ước Liên hợp quốc về việc chống buôn lậu ma tuý và các chất hướng thần, 1998

Cục Ma tuý Trung ương

Các sản phẩm thuốc, bao gồm dược phẩm (thuốc hoá học và sinh học), các loại thuốc cổ truyền Trung Quốc

GATT Art. XX (b)

Cơ quan Khoa học Y tế

Sản phẩm thuốc lá

GATT Art. XX (b)

Cơ quan Khoa học Y tế

Trang thiết bị thông tin truyền thông thuộc diện kiểm soát

GATT Art. XXI

Cơ quan Phát triển thông tin Truyền thông

Gạo (trừ cám gạo)

GATT Art. XXI (b) (ii)

Cục Doanh nghiệp Quốc tế Singapore

Hàng hoá chứa ảnh, hình vẽ hoặc thiết kế giống hoặc được sử dụng trên/trong đồng tiền (cả tiền xu và tiền giấy) Singapore

GATT Art. XX (d)

Cơ quan Tiền tệ Singapore

Các chất sinh học có thế gây chết, bệnh tật hoặc rối loạn chức năng sinh học khác ở người; một số độc tố vi khuẩn nhất định

GATT Art. XX (b)

Bộ Y tế

Dầu lửa và các chất dễ cháy

GATT Art. XX (b)

Lực lượng phòng vệ dân sự Singapore (SCDF)

Máy đánh bạc

GATT Art. XX (b)

Cảnh sát Singapore

Các thiết bị giải trí, hoạt động bằng xu hoặc bằng đĩa, bao gồm bàn chơi trò bắn đạn, phòng bắn súng, máy quay phim

GATT Art. XX (a)

Cảnh sát Singapore

Một số loại cây trồng, sản phẩm cây trồng đặc biệt và các nguyên vật liệu khác (côn trùng, vi sinh vật, đất)

GATT Art. XX (b)

Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA)

Các loài động thực vật đang gặp nguy hiểm (các mẫu vật và sản phẩm theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp)

GATT Art. (b); CITES

Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA)

Động vật và các sản phẩm từ động vật (bao gồm cá và thú cảnh), trứng, vắc xin và sinh vật dùng cho thú y, thức ăn cho động vật

GATT Art. XX (b)

Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA)

Chất độc

GATT Art. XX (b)

Cơ quan Khoa học Y tế

Thiết bị y tế

GATT Art. XX (b)

Cơ quan Khoa học Y tế

Thuốc thuộc diện kiểm soát

GATT Art. XX (b); Công ước đơn Liên hợp quốc về Ma tuý, 1961

Cơ quan Khoa học Y tế

Các chất nguy hiểm

GATT Art. XX (b)

Cơ quan Môi trường Quốc gia

Chất thải nguy hiểm

GATT Art. XX (b); Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới và xử lý chất thải nguy hiểm

Cơ quan Môi trường Quốc gia

Các chất phóng xạ, dụng cụ phát xạ ion hoá và các dụng cụ phát xạ không ion hoá

GATT Art. XX (b); Quy tắc Hành động đối với an toàn và an ninh của các nguồn phát xạ của IAEA

Cơ quan Môi trường Quốc gia

Vũ khí và chất nổ, kiếm, dao găm, lưỡi lê, giáo, mũi giáo và thuốc nổ

GATT Art. XX (b); Công ước về đánh dấu chất nổ dẻo để dễ phát hiện

Cảnh sát Singapore

Còng tay, các loại áo phòng vệ, bao gồm cả áo chống đạn; mũ bảo hiểm bằng thép; súng đồ chơi, bao gồm cả súng ngắn, súng lục

GATT Art. XX (b)

Cảnh sát Singapore

Cá và các sản phẩm từ cá

GATT Art. XX (b)

Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA)

Các tiền chất

GATT Art. XX (b)

Cục Ma tuý Trung ương

Các chất hướng thần

GATT Art. XX (b); Công ước Liên hợp quốc về các chất hướng thần 1971; Công ước Liên hợp quốc về chống buôn lậu ma tuý và các chất hướng thần, 1988

Cơ quan Khoa học Y tế

Nguồn: tài liệu của WTO

2. Các loại phương tiện giao thông đã qua sử dụng

Trên 3 năm, trừ các loại ô tô cổ, không được phép nhập khẩu cũng như đăng ký sử dụng cho mục đích giao thông tại Singapore. Mỗi xe đã qua sử dụng sẽ phải nộp thêm 10.000 SGD để đăng ký tại Singapore. Singapore sử dụng hệ thống hạn ngạch phương tiện (VQS) kể từ 1990 để điều tiết tỷ lệ gia tăng phương tiện giao thông, theo đó chính phủ nước này ấn định số lượng phương tiện mới hàng năm được tham gia giao thông, hiện ở mức 0,25% (đến tháng 01/2018). Hạn ngạch này được phân bổ 2 tháng 1 lần thông qua đấu thầu. Người có giấy phép được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu phương tiện trong 10 năm và đây là yêu cầu phải có trước khi đăng ký phương tiện.

3. Gạo

Gạo là mặt hàng không được cấp giấy phép nhập khẩu tự động theo chương trình dự trữ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và ổn định giá. Phải có giấy phép nhập khẩu để nhập bất kỳ loại gạo nào. Giấy phép được cấp bởi Cục Doanh nghiệp Quốc tế Singapore (IE Singapore), trực thuộc Bộ Công Thương. Giấy phép trị giá 50 SGD có thể được xin trực tuyến (trong thời hạn 3-5 ngày làm việc) và có giá trị vô thời hạn. Các loại giấy phép khác được cấp dựa trên mục đích nhập khẩu.

Giấy phép dự trữ là giấy phép được cấp cho việc nhập khẩu theo số lượng dự trữ (đối với gạo trắng, gạo basmati, gạo hấp hơi nước và gạo ponni) sau đó bán cho tiêu thụ nội địa. Nhà nhập khẩu gạo dự trữ phải tham gia Chương trình Dự trữ Gạo (RSS) với tư cách là người tham gia dự trữ có giấy phép, họ phải cam kết trước số lượng nhập khẩu hàng tháng, với số lượng tối thiểu 50 tấn gạo trắng; phải duy trì một số lượng dự trữ theo quy định trong các nhà kho do chính phủ chỉ định. Số lượng gạo dự trữ quy định này tương đương 02 lần lượng nhập khẩu hàng tháng đối với gạo trắng. Đối với các loại gạo khác, số lượng dự trữ quy định được tính bằng 2 lần số lượng nhập khẩu trung bình của giai đoạn 6 tháng trước, hoặc 5 tấn, tuỳ theo số nào cao hơn. Gạo dự trữ thuộc quyền sở hữu của công ty nhập khẩu, mặc dù chính phủ có quyền thu mua (có đền bù) trong thời điểm khẩn cấp. Các chi phí lưu kho gạo dự trữ được chia sẻ với người tiêu dùng. Tuy nhiên, Chính phủ khẳng định giá gạo hoàn toàn do thị trường quyết định, Chính phủ không can thiệp.

Yêu cầu nhãn mác cho gạo: theo luật kinh doanh lương thực (chương 283) thì mỗi bao gạo sẽ phải dán nhãn tương ứng cho từng chủng loại gạo bán cho khách hàng theo quy định lương thực (bản sửa đổi năm 1990) để đảm bảo tất cả gạo trước khi đóng gói bày bán tại Singapore phải dán nhãn với chi tiết gồm: chủng loại gạo, hàm lượng tinh bột, trọng lượng tịnh, nhãn hàng (nếu có), tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu, nhà phân phối, đại lý hoặc đơn vị đóng gói.

4. Cát và đá granite

Cát và đá granite là mặt hàng không được cấp giấy phép nhập khẩu tự động, chịu sự quản lý của Cơ quan Xây dựng và Công trình (BCA). Mục đích  là nhằm đảm bảo các nguyên vật liệu này không đến từ các nguồn núi lửa. Hàng hoá được sử dụng để bồi đắp lấn biển và trên tàu thuyền mà không dỡ hàng tại Singapore được miễn xin giấy phép.

5. Rượu và đồ uống có cồn

 Các doanh nghiệp kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu và đồ uống có cồn khác đều phải đăng ký kinh doanh tại Cơ quan quản lý Doanh nghiệp và Kế toán Singapore (ACRA) về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và cần phải tuân thủ quy định của Luật Thương mại Singapore.

 Cục Thú y và nông phẩm Singapore (AVA) là cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu và giấy phép lưu hành (CFS) dành cho sản phẩm, nhà nhập khẩu, nhà cung cấp và nhà máy sản xuất của nước xuất khẩu khi có yêu cầu nhằm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Cục Môi trường Quốc gia (NEA) cấp Giấy phép cho phép các mặt hàng lương thưc - thực phẩm – đồ uống bày bán tại các hệ thống phân phối theo Quy tắc thực hành về sức khỏe môi trường và dán nhãn an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc duy trì gia hạn giấy phép kinh doanh này cũng được quản lý theo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) với Hệ thống điểm trừ (PDS) 24 điểm, nếu cơ sở kinh doanh bị trừ quá nửa số điểm sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh có thời hạn.

 Cục Cảnh sát Singapore cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động bán lẻ và tiêu dùng các sản phẩm có cồn đối với các cơ sở kinh doanhăn uống, nhà hàng, khách sạn, quán bar…. với giờ cấm uống rượu – bia là từ 10:30 tối chỉ trừ một số tụ điểm như quán bar, vũ trường có giấy phép kinh doanh riêng, nếu vi phạm sẽ bị tước giấy phép kinh doanh, nộp phạt cũng như có các mức phạt riêng đối với người tiêu dùng.

          Giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn: do Uỷ ban Quản lý Giấy phép Kinh doanh Rượu Liquors Licensing Board (LLB) thuộc Cục Cảnh sát Singapore cấp. LLB sẽ cấp phép cho hai danh mục hàng hoá như sau:

  • Dành cho kinh doanh bán lẻ các loại rượu và đồ uống có cồn để phục vụ tiêu dùng trong thị trường nội địa; và
  • Dành cho bán lẻ hoặc bán buôn các loại rượu và đồ uống có cồn để phục vụ tiêu dùng trong thị trường nội địa.

Có 04 loại giấy phép như sau:

     (1). Giấy phép cho khu vực công cộng Public House License dành cho tất cả các loại rượu - bia và đồ uống có cồn cho tiêu dùng ở các khu vực công cộng.

(2) . Giấy phép kinh doanh bia Beer house licence chỉ dành cho các loại bia – bia đen dành cho tiêu dùng ở các khu vực công cộng.

(3). Giấy phép cửa hàng bán lẻ hoặc bán buôn Wholesale liquor/Retail liquor shop licence dành cho tất cả các loại rượu - bia và đồ uống có cồn cho tiêu dùng ngoài các khu vực công cộng.

(4). Giấy phép cửa hàng bán lẻ hoặc bán buôn Wholesale liquor/Retail liquor shop licence chỉ dành cho các loại bia – bia đen dành cho tiêu dùng ngoài các khu vực công cộng.

Bảng 2: Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu và đồ uống có cồn phục vụ tiêu dùng trongvà ngoài khu vực công cộng

GIẤY PHÉP BÁN LẺ RƯỢU – ĐỒ UỐNG CÓ CỒN PHỤC VỤ TIÊU DÙNG TRONG CÁC KHU VỰC CÔNG CỘNG

 

Loại giấy phép

Giờ hoạt động

Mức phí (Thời hạn 02 năm)

Khu vực công cộng

Loại 1

6 – 24 giờ hàng ngày

$1760

Loại 2

6 – 22 giờ hàng ngày

$1320

Khu kinh doanh bia – Beer House

Khu kinh doanh bia – Beer House

6 – 24 giờ hàng ngày

$920

Các điểm bán bia ngoài trời

Tuỳ theo quyết định của LLB

$570

 

GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN LẺ - BÁN BUÔN RƯỢU PHỤC VỤ TIÊU DÙNG NGOÀI CÁC KHU VỰC CÔNG CỘNG

 

Loại giấy phép

Giờ hoạt động

Mức phí (Thời hạn 02 năm)

 

Bán lẻ

 

Cửa hàng rượu

6 – 24 giờ hàng ngày

$220

 

Cửa hàng bia

6 – 24 giờ hàng ngày

$220

 

Bán buôn

 

Cửa hàng rượu

6 – 24 giờ hàng ngày

$220

 

Cửa hàng bia

6 – 24 giờ hàng ngày

$220

 

Khi xin giấy phép phải cung cấp bản sao các giấy tờ sau: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được Cục Doanh nghiệp và Kế toán Singapore ACRA cấp.
  • Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân hoặc đối với người lao động nước ngoài cần giấy phép lao động.
  • Giấy chấp thuận từ các cơ quan liên quan.
  • Hợp đồng thuê địa điểm đã được cấp phép.
  • Chấp thuận cho phép sử dụng đất nơi khu vực công cộng do Cục Tái thiết Đô thị Singapore URA cấp.

Có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua fax/ email (Dịch vụ cấp phép kinh doanh trực tuyến (OBLS) tại http://business.gov.sg) và mất 12 ngày để có thể được cân nhắc phê duyệt hoặc từ chối.