QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU TẠI TRUNG QUỐC

QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU TẠI TRUNG QUỐC

QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU TẠI TRUNG QUỐC

QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU TẠI TRUNG QUỐC

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Quy định nhập khẩu tại Trung Quốc

Tương tự hầu hết quốc gia khác, thị trường nội địa Trung Quốc thường có nhiều quy định rắc rối liên quan đến việc nhập khẩu và buôn bán hàng hóa. Tại Trung Quốc, những quy định này còn thường xuyên thay đổi. Bài viết khái quát các quy định nhập khẩu tại Trung Quốc nhằm hỗ trợ độc giả hiểu sâu hơn sự phức tạp khi xuất khẩu tới thị trường này.   

Nhà nhập khẩu

Trong quá khứ, chỉ một vài công ty Trung Quốc với quyền ngoại thương được cấp phép nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc. Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các công ty muốn nhập khẩu hàng hóa chỉ cần đăng ký tại  Bộ Thương mại (MOFCOM) hoặc các văn phòng địa phương đã được Bộ ủy quyền theo quy định trong Luật Ngoại Thương (Foreign Trade Law) và Bộ tiêu chuẩn Điền đơn và Đăng ký của cơ quan quản lý ngoại thương (Measures on Filing and Registration of Foreign Trade Operators).

Tất cả công ty (cả nội địa lẫn nước ngoài) có quyền nhập khẩu hầu hết loại hàng hóa, ngoại trừ một số hàng hóa bị bảo lưu, chỉ được nhập khẩu qua các doanh nghiệp thương mại nhà nước.

Hàng nhập khẩu

Trung Quốc phân hàng nhập khẩu làm ba loại: bị cấm, bị hạn chế, và được phép nhập khẩu. Một số loại hàng hóa nhất định (ví dụ: chất độc, rác thải) bị cấm nhập khẩu, còn những hàng hóa trong danh mục hạn chế nhập khẩu thì yêu cầu hạn ngạch hoặc giấy phép.

Hầu hết hàng hóa đều nằm trong danh mục được cho phép. Người nhập khẩu được tự do quyết định thời gian và số lượng hàng hóa. MOFCOM đã áp dụng Hệ thống Cấp phép tự động (Automatic Licensing System) để giám sát nhập khẩu một số hàng hóa (ví dụ: máy móc, đồ điện tử). Danh sách chi tiết các loại hàng hóa được đăng tải theo link MOFCOM (chỉ có tiếng Trung).

Thuế nhập khẩu

Trung Quốc áp thuế lên hầu hết hàng hóa nhập khẩu, chủ yếu là thuế giá trị. Mức thuế này được tính theo tổng giá trị giao dịch của hàng hóa, bao gồm phí đóng gói, cước vận tải, đóng bảo hiểm và các phí dịch vụ khác phát sinh trước khi dỡ hàng tại điểm đến. Nhiều mức thuế đã được giảm bớt kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Mức thuế bình quân giảm từ 15.3% năm 2000 xuống còn 9.3% năm 2017. 

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý thuế quan và công bố biểu thuế hàng năm, theo liên hệ dưới đây: 

China Customs Press
Jia 1, East Fourth Ring South
Chaoyang District
Beijing, 100023
Tel.: 86-10-6519 5616
http://www.customskb.com/book

Thuế giá trị gia tăng (VAT, lên gần như toàn bộ hàng hóa) và thuế tiêu thụ (lên một số mặt hàng) cũng được tính trong quá trình nhập khẩu. Thuế VAT thông thường vào khoảng từ 10% đến 16% tùy loại hàng hóa nhất định. Người nhập khẩu những mặt hàng tiêu thụ đặc biệt (ví dụ: thuốc lá, mỹ phẩm, đồ uống có cồn) phải trả thuế tiêu thụ, dao động từ 1% đến 40%. 

Đặc khu thương mại

Tại Trung Quốc, có nhiều đặc khu thương mại (ví dụ. khu vực giám sát hải quan đặc biệt (bonded zone), khu vực phát triển kinh tế...). Những đặc khu này áp dụng các ưu đãi đặc biệt khác với quy định hải quan thông thường, và cho phép đối xử thuế và thuế quan ưu đãi. Tất cả hình thức thương mại giữa các công ty trong các khu vực của Trung Quốc nằm ngoài đặc khu vẫn áp dụng những quy định thông thường khi nhập khẩu vào Trung Quốc. 

Quy trình xuất khẩu 
Những điều khoản đặc biệt (ví dụ: hoàn thuế VAT hoặc thuế hải quan) có thể áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu được điều chỉnh theo quy trình xuất khẩu của các thỏa thuận thương mại, bao gồm hợp đồng sản xuất, tại đó tất cả hàng sản xuất đều được xuất khẩu. Những thỏa thuận đó phải được MOFCOM hoặc đơn vị được ủy quyền chấp thuận.

Giấy phép nhập khẩu

Hàng hóa khi nhập khẩu vào Trung Quốc cần xin giấy phép nhập khẩu. Đơn đăng ký hoặc xin cấp phép nhập khẩu thường được gửi đến MOFCOM hoặc các đơn vị địa phương có thẩm quyền. Với một số loại hàng hóa (ví dụ: máy móc, đồ điện tử), giấy phép sẽ được cấp tự động đến tất cả người đăng ký, và chỉ được sử dụng để theo dõi quá trình nhập khẩu chính xác hơn. Các hàng hóa khác không được cấp phép tự động. Một số giấy phép không tự động được sử dụng để kiểm soát quy trình nhập khẩu các mặt hàng nguy hiểm và thực thi hạn ngạch thuế quan (ví dụ: thuế hai giai đoạn (two-stage tariff), cho phép áp dụng mức thuế thấp hơn khi nhập khẩu một số lượng hàng hóa nhất định ban đầu)

Hạn ngạch thuế quan (TRQs)

TRQs (ví dụ: thuế hai giai đoạn (two-stage tariff), cho phép áp dụng mức thuế thấp hơn khi nhập khẩu một số lượng hàng hóa nhất định ban đầu) được áp dụng với lúa mì, ngô, gạo, đường, len, len sợi, sợi bông và một số loại phân bón. Các công ty Trung Quốc muốn nhập khẩu hàng hóa được hưởng mức thuế TRQ thấp hơn phải xin cấp phép từ MOFCOM vào khoảng thời gian giữa 15/10 và 30/10 của năm trước đó (hoặc xin tái-cấp phép cho mức hạn ngạch chưa dùng tới vào giữa 1/9 và 15/9 cùng năm xuất khẩu).

Kiểm tra/giấy phép nhập khẩu

Các yêu cầu phức tạp về việc kiểm tra và cấp giấy phép nhập khẩu tương đối phù hợp, quy định hàng quá phải được kiểm tra tại điểm đến và/hoặc kèm theo giấy phép chính thức được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc (ví dụ: CCC và RoHS với hàng điện từ, hoặc giấy chứng nhận không nhiễm dịch hại cho các sản phẩm nông nghiệp). Hàng hóa không đạt tiêu chuẩn kiểm tra và/hoặc không kèm theo giấy phép quy định có thể bị tịch thu hoặc hoàn trả. Yêu cầu để cấp giấy phép có thể bao gồm kiểm tra tại xưởng ở Việt Nam.

Trong một số trường hợp, phía Trung Quốc sẽ công nhận giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Nếu không, phía Trung Quốc sẽ tiến hành quá trình kiểm tra để đạt được giấy chứng nhận cần thiết. Một số hàng hóa đặc biệt (chủ yếu là hàng nông nghiệp và đồ điện tử) sẽ bị yêu cầu chứng nhận từ chính phủ Trung Quốc đối với xưởng hoặc phương tiện sản xuất tại Việt Nam (doanh nghiệp Việt Nam có thể phải chịu mức phí cho quá trình điều tra từ phía Trung Quốc)

Yêu cầu về dán nhãn/đóng gói

Trung Quốc có hàng loạt quy định về nhãn và đóng gói phù hợp. Những quy định này đặc biệt quan trọng với hàng tiêu dùng. Trong một số trường hợp, hàng hóa không thỏa mãn các quy định trên sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc.

Kiểm soát tiền tệ

Các nhà nhập khẩu Trung Quốc được tự do đổi nhân dân tệ sang tiền tệ nước ngoài nhằm mua hàng hóa nhập khẩu, nhưng phải hoàn tất quy trình thủ tục cần thiết tại Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (State Administration of Foreign Exchange) để chứng minh rằng tất cả ngoại tệ sẽ được sử dụng cho quá trình nhập khẩu và không chuyển ngoại tệ ra nước ngoài dưới mục đích khác.

Thông tin thuế quan và gia nhập thị trường

Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm thông tin về thuế quan và gia nhập thị trường có thể liên hệ:

Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc

Địa chỉ: No. 32 Guanghua Rd., Chaoyang Dist., Jianguomen Wai, Beijing, P.R. China. P.C: 100600

Điện thoại: (086)10-65329915

Email: cn@moit.gov.vn

Fax: (86)10-65325415