QUY ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHẦN LAN

QUY ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHẦN LAN

QUY ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHẦN LAN

QUY ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHẦN LAN

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

QUY ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHẦN LAN

Chính sách thuế

Thuế nhập khẩu

Phần Lan áp dụng hệ thống thương mại hài hòa thuế quan chung của Liên minh châu Âu (EU). Các quy định về xuất nhập khẩu tuân theo các quy định của EU. Mức thuế suất chung được áp dụng cho những hàng hóa nhập khẩu qua biên giới của EU.

Cộng đồng châu Âu đã thiết lập hệ thống Thông tin thuế quan bắt buộc như một công cụ cung cấp thông tin về thuế suất áp dụng cho các mặt hàng xuất nhập khẩu.

Trong thị trường nội bộ EU, các nước thành viên EU không phải chịu thuế hải quan khi bán hàng của mình ở các nước thành viên EU khác. Nhập khẩu hàng từ một nước ngoài EU vào EU có thể phải chịu thuế hải quan, và trong một số trường hợp phải theo hạn ngạch, mặc dù mức thuế này thường ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, đã có những hiệp định về tự do thương mại cũng như những ưu đãi tự định mà EU dành cho các nước không thuộc EU. Mức thuế áp dụng được tính bằng phần trăm của giá trị tính thuế của hàng hóa.

Thuế đặc biệt đối với hàng nông nghiệp được tính theo số lượng hay trọng lượng hàng, hay bằng cách tính gộp cả phần trăm giá trị hàng và trọng lượng hàng. Khi hàng xuất xứ từ các nước ngoài EU đã vào khu vực EU và thủ tục hải quan đã hoàn tất, sản phẩm được phép lưu hành tự do trong toàn khu vực thị trường chung EU.

Chế độ Ưu đãi Phổ cập (GSP) là một trong những cơ chế ưu đãi. Theo chế độ này, sản phẩm nhập vào các nước EU từ các nước đang phát triển được giảm thuế. Hàng hóa theo chế độ GSP được chia làm hai loại: nhạy cảm và không nhạy cảm. Hàng công nghiệp, trừ hàng dệt may, chủ yếu thuộc loại không nhạy cảm, và không phải chịu thuế. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm nông nghiệp thuộc loại nhạy cảm và chỉ được giảm thuế tới mức nhất định. Ngoài ra, những nước được hưởng ưu đãi khuyến khích đặc biệt vì có phát triển bền vững và quản trị tốt (GSP+) được miễn thuế cho tất cả các loại sản phẩm, kể cả loại hàng nhạy cảm. Những điều kiện tốt nhất được dành cho những nước kém phát triển nhất (LDCs), ví dụ như không phải chịu thuế và hạn ngạch đối với tất cả các loại hàng hóa trừ vũ khí, theo hiệp định “Mọi hàng hoá trừ vũ khí”. Ngoài ra, EU còn dành ưu đãi tự định cho các nước và vùng lãnh thổ ở hải ngoại (OCTs). Ngoài ra, phải kể đến những chế độ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Tự do Thương mại (FTAs).

CHI TIẾT TẠI LINK: