QUY TẮC XẾP HÀNG LÊN CONTAINER

QUY TẮC XẾP HÀNG LÊN CONTAINER

QUY TẮC XẾP HÀNG LÊN CONTAINER

QUY TẮC XẾP HÀNG LÊN CONTAINER

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Đặc thù của việc vận chuyển hàng hóa trên container là phải đảm bảo được sự an toàn (hàng hóa không bị xô lệch hư hỏng) và tiết kiệm (tận dụng được tối đa không gian container) phù hợp với việc lênh đênh trên biển hàng tháng trời trong các tàu chở hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn thường xuyên gặp các vấn đề như hư hỏng, đổ vỡ, giảm chất lượng khi đến tay khách hàng thì đừng lo, quy cách xếp hàng lên container chuẩn chỉnh dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề này.

1. Phân loại hàng hóa và sử dụng container phù hợp

6 loại container phổ biến hiện nay

6 loại container phổ biến hiện nay

Trước khi xếp hàng lên container, doanh nghiệp cần phân loại về đặc điểm, tính chất của hàng hóa để lựa chọn đúng container và có cách sắp xếp cho phù hợp. Thông thường, sẽ có 6 loại container như sau:

  1. Container bách hóa: thường được gọi là container khô sử dụng để chở hàng khô. Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
  2. Container hàng rời: loại container này có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng, sử dụng với hàng hóa như xi măng, quạng, v.v
  3. Container chuyên dụng: là container dùng riêng để chở một loại hàng nào đó. Ví dụ: Container chở ô tô có cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách có mái che bọc, chuyên để chở ô tô và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao xe. Còn container chở gia súc được thiết kế đặc biệt với vách dọc hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi.
  4. Container bảo ôn: loại này phù hợp với hàng hóa đòi hỏi phải bảo quản ở nhiệt độ nhất đinh. Vách và mái thường được bọc phủ lớp cách nhiệt, sàn container làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn.
  5. Container hở mái: như tên gọi, loại container này có cấu trúc hở mái, phu fhợp với hàng cồng kềnh và nặng như máy móc hay gỗ, v.v. Hàng hóa sẽ được xếp hoặc dỡ thông qua phần mái này và được phủ kín bằng vải dầu chuyên dụng. 
  6. Container mặt bằng: thường chỉ có sàn container là một mặt bằng vững chắc. không có mái, không có vách. Hoặc nếu có vách 2 đầu thì cũng sẽ lại loại không cố định, có thể gập xuống hoặc tháo rời.

2. Cách xếp hàng lên container

Sau khi đã phân loại và chọn đúng loại container phù hợp, doanh nghiệp tiến hành xếp hàng hóa lên container theo các quy tắc sau:

2.1 Phân bổ đều trọng lượng của hàng hóa

Trọng lượng hàng phân bổ không đồng đều rất dễ khiến container bị lật trong quá trình vận chuyển

Mục đích để tránh hàng hóa bị tập trung ở một nơi có thể gây ra nứt gãy, cong vênh tại vị trí đó do phải chịu tải trọng quá nặng. Ngoài ra, nếu xếp hàng bị lệch trọng tâm còn có thể khiến cho container bị nghiêng, lật hoặc rơi trong quá trình di chuyển.

Phương pháp chung để xếp hàng lên container đảm bảo về trọng lượng đó là:

  1. Hàng nặng xếp dưới, hàng nhẹ xếp trên
  2. Hàng hàng rắn xếp dưới, hàng lỏng trên
  3. Hàng ướt xếp dưới, hàng khô xếp trên (kèm theo có đệm lót và chằng buộc cẩn thận)

2.2 Chèn lót hàng hóa kỹ càng

Việc chèn lót hàng hóa là thao tác không thể bỏ qua nếu muốn xếp hàng lên container vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí. Đơn giản chỉ cần lấp đầy khoảng trống giữa các kiện hàng bằng túi khí, vừa tránh xê dịch, đổ vỡ hàng hóa, vừa tạo nền móng vững chắc để có thể xếp hàng thành các chồng giúp tận dụng tối đa không gian và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

2.3 Gia cố hàng hóa chắc chắn

Sử dụng thanh chắn container để gia cố hàng hóa trong container

Ngoài chèn lót thì gia cố hàng hóa với các đồ dùng chuyên dụng cũng cực kỳ cần thiết. Đây cũng là giải pháp tránh hàng hóa xê dịch, va chạm trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ.

Việc gia cố hàng cần phải chắc chắn, kiên cố nhưng không nên chằng buộc quá căng làm tăng áp lực lên các điểm tựa tương đối yếu của container như cửa, vách mặt trước, v.v.

2.4 Hạn chế tối đa áp lực và tác động

Dĩ nhiên ta không thể triệt tiêu hết những ngoại lực tác động khi sắp xếp hay vận chuyển hàng. Tuy nhiên, ta có thể làm giảm các lực tác động thông qua các vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt như bọt xốp, nệm bông, túi nhựa chứa không khí...

2.5 Tránh hiện tượng hấp hơi, đọng giọt ở hàng hóa

Trang bị thêm các phụ kiện hút ẩm để tránh tình trạng hàng hóa bị hấp hơi đọng giọt

Hiện tượng này xảy ra khi bên trong và bên ngoài container bị chênh lệch nhiệt độ quá lớn. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, nhiệt độ bên trong thấp hơn điểm sương của không khí thì lượng hơi nước dư thừa sẽ đọng thành giọt (hay còn gọi là tình trạng đổ mồ hôi hàng hóa)

Để hạn chế trường này, cần thường xuyên kiểm tra và điểu chỉnh nhiệt độ trong container sao cho phù hợp. Với các hàng tuyệt đối tránh ẩm, tốt nhất cần phải sử dụng container bảo ôn.

3. Lưu ý quan trọng khi xếp hàng hóa lên container

Kiểm tra container trước và sau khi xếp hàng nhằm đảm bảo mọi an toàn

  1. Kiểm tra container trước khi thực hiện xếp hàng. Đảm bảo container không bị hư hỏng hay móp méo.
  2. Trọng lượng của hàng hóa phải được phân bổ trải đều trên toàn bộ diện tích mặt sàn.
  3. Trọng tâm của hàng hóa phải đặt càng gần trọng tâm của container càng tốt.
  4. Hàng hóa phải xếp sát nhau, không để khoảng trống giữa các đơn vị hàng hóa, nên chèn lót cẩn thận với các dụng cụ chuyên dụng.
  5. Tuân thủ nguyên tắc: hàng nào nặng, to hơn đặt bên dưới, hàng hóa nhẹ và nhỏ hơn thì đặt lên trên, hàng dạng lòng nên đặt bên dưới hàng dạng rắn. Đối với các loại hàng xuất cùng với pallet thì nên chọn được loại pallet phù hợp với mục đích xuất khẩu hoặc vận chuyển trong nước.
  6. Trọng lượng, thể tích của hàng hóa không vượt quá trọng lượng, thể tích tối đa cho phép của container.

 

Nguồn: sưu tầm