QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C

QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C

QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C

QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

1. Quy trình của L/C

 

(1). Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình, yêu cầu Ngân hàng này mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.

(2). Theo đơn xin mở L/C, Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một L/C (phát hành L/C) cho người xuất khẩu hưởng. Ngân hàng này chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu (Ngân hàng thông báo).

(3). Ngân hàng xuất khẩu xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính L/C cho người xuất khẩu.

(4). Căn cứ vào nội dung của L/C, Người xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu.

(5). Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ các chứng từ hàng hoá và hối phiếu gửi về ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó.

(6). Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ. Kiểm tra kỹ nội dung các chứng từ đó nếu thấy phù hợp thì ngân hàng thanh toán (hoặc chấp nhận chiết khấu theo những điều khoản của L/C).

(7). Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.

(8). Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng phát hành L/C) sau khi nhận đựơc bộ các chứng từ từ Ngân hàng thông báo chuyển đến, tiến hành kiểm tra kỹ các chứng từ này, nếu thấy đáp ứng được những yêu cầu của L/C, thì chuyển tiền trả cho Ngân hàng thông báo.

(9). Ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người nhập khẩu biết đã trả tiền cho người xuất khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu hoàn lại số tiền này, sau đó Ngân hàng phát hành L/C trao người nhập khẩu bộ chứng từ để làm căn cứ nhận hàng.

 

2. Ưu nhược điểm của L/C

Lợi ích đối với người xuất khẩu:

– NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.

– Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.

– Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).

– KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

Lợi ích đối với người nhập khẩu:

– Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. – Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

Lợi ích đối với Ngân hàng:

– Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…) – đại khái là có tiền. – Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỉ mỉ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.

3. Một số lưu ý khi thanh toán bằng phương thức L/C

a. Khi mở L/C, người mua phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng (có thể lên đến 100% giá trị L/C).

b. L/C không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ làm việc trên chứng từ chứ không xét đến chất lượng hàng hoá.

c. Bộ chứng từ đề nghị thanh toán L/C do các bên thoả thuận. Người bán phải cung cấp đầy đủ các chứng từ và phải phù hợp với L/C thì mới được thanh toán. Các loại chứng từ thường gặp:

  • Bill of Lading – B/L (Vận đơn);
  • Invoice (Hóa đơn)
  • Packing List (Bảng kê chi tiết hàng hoá đóng thùng);
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc);
  • Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng);
  • Shipping Documents(Chứng từ giao hàng);
  • Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật);
  • Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hàng hoá đã xông khói);

 d. Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán. Trường hợp này có thể được giải quyết như sau:

  • Người bán cam kết miệng với ngân hàng để được thanh toán. Cách này chỉ có thể thực hiện nếu có sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người bán.
  • Người bán viết thư cam kết bồi thường.
  • Người bán điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán.
  • Người bán chuyển sang phương thức nhờ thu.