So sánh tổn thất chung tổn thất riêng

So sánh tổn thất chung tổn thất riêng

So sánh tổn thất chung tổn thất riêng

So sánh tổn thất chung tổn thất riêng

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

So sánh tổn thất chung và tổn thất riêng

Tổn thất riêng :

  • Là tổn thất chỉ liên quan đến quyền lợi của chủ hàng đối với hàng hóa bị hư hỏng và mất mát.
  • Nếu tổn thất riêng thuộc trách nhiệm người  bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ hàng.
  • Nếu tổn thất riêng lỗi do người chuyên chở và thuộc trách nhiệm bảo hiểm (người chủ hàng có mua bảo hiểm), thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ hàng, sau đó người bảo hiểm sẽ dùng thế quyền của chủ hàng đòi lại người chuyên chở.

Tổn thất chung :

Là trong một chuyến tàu, sẽ có những rủi ro không lường trước được như đâm, va, cháy… Khi đó, để cứu nguy cho tàu và hàng, chủ tàu phải dùng mọi biện pháp để cứu nguy.

Hành động cứu nguy cố ý này có thể dẫn tới tổn thất một số hàng hóa hoặc một số chi phí nhằm mục đích an toàn cho tàu và hàng hóa trên tàu. Có 2 khái niệm tổn thất chung :

  • Hy sinh tổn thất chung : Là thiệt hại về vật chất của tàu và hàng và thiệt hại về cước phí của người chuyên chở do hành động vì tổn thất chung gây nên ( hàng hóa bị vứt xuống biển, hàng hóa bị ướt do hành động chữa cháy..).
  • Chi phí tổn thất chung : Là những chi phí được chi ra cho người thứ 3 để cứu nguy cho tàu và hàng ( chi phí cứu hộ, dở hàng, lưu kho….).

Nhằm bảo vệ quyền lợi chung, những chi phí tổn thất chung, hy sinh tổn thất chung sẽ do chủ tàu và chủ hàng ngồi lại tính toán và đóng góp theo tỷ lệ.

Khi chủ hàng tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người bảo hiểm sẽ thay chủ hàng đóng góp khoản phí này.

Các yếu tố cần thiết để tuyên bố tổn thất chung:

Một tổn thất được coi là tổn thất chung để có yêu cầu tất cả các bên liên quan tham gia đóng góp bồi thường phải đủ ba yếu tố:

  • Phải có hiểm nguy chắc chắn xảy ra như bão tố sóng thần,… đặt tàu vào tình trạng nguy hiểm.
  • Khi thực hiện các biện pháp để tránh hiểm nguy, phải có sự cố ý hi sinh, nghĩa là thuyền trưởng phải có ý định hi sinh để cứu vãn “cộng đồng quyền lợi”.
  • Sự hi sinh đó phải có lợi, có nghĩa là phải cứu vãn được cộng đồng quyền lợi.

Các hi sinh cụ thể như:
– Vứt bỏ một số hàng xuống biển để làm nhe tàu, giúp tàu nổi lên.
– Gia tăng sức máy quá mức để thoát qua cơn bão tố hoặc ra khỏi nơi mắc cạn .
– Tưới nước vào một hay nhiều hầm tàu để dập tắt ngọn lửa.
– Kêu tàu kéo trợ giúp để đưa tàu ra khỏi nơi mắc cạn hoặc để kéo tàu về nơi an toàn.
– Ghé vào bến cảng để ẩn nấp hay để sửa chữa hay xếp lại hàng hóa bị xô đẩy…
Khi cả hai yếu tố trên hội đủ, thuyền trưởng có thể tuyên bố tổn thất chung.

Giải quyết tổn thất chung:

Sau khi tuyên bố tổn thất chung, thuyền trưởng tiến hành làm những thủ tục sau:
+ Thiết lập giá trị khi về đến bến của các thành phần trong ”cộng đồng quyền lợi” (khối được cứu vãn).
+ Trị giá tàu trong trạng thái lúc về tới bến, tức là sai biệt giữa trị giá trước các biến cố và phí tổn sửa chữa các tổn hại sau biến cố
+ Trị giá các lô hàng còn tốt không bị tổn thất nào.
+ Thiết lập trị giá các quyền lợi bị hi sinh (khối bị hi sinh).

Nếu là tàu: chi phí sữa chữa cần thiết, các phần hoặc các bộ máy bị hi sinh và phí tổn cập bến bao gòm cả lương thực và tiền ăn của thủy thủ, dầu nhớt, nước….trong suốt thời gian lưu bến.

Chú ý: các tổn thất riêng không được tính vào các giá trị này. Nếu là hàng hóa: trị giá các tổn hại và các giá trị đã hi sinh.

+ Đề cử một trọng tài để thiết lập các trị giá đóng góp và các trị gia hi sinh rồi phân phối trên nguyên tắc khối được cứu vãn phải đóng góp theo tỷ lệ trên mỗi giá trị cứu vãn dược, cho đủ khoản các giá trị đã hi sinh.

Khối được cứu vãn do đó được coi là “khối đóng góp”. Khoản góp được chia trả cho mỗi phần bị hi sinh thuộc “khối lượng đền bù” theo tỷ lệ giá trị hi sinh. Có nghĩa là tất cả mọi quyền lợi đều chịu cùng tỷ lệ đóng góp như nhau.

Thông thường công việc của giám định viên rất lâu và phức tạp nhất là khi có nhiều lô hàng bị tổn thất. Nên để năm phần chắc, các hãng tàu thường buộc các chủ hàng phải đóng góp tạm thời khi giao hàng.

Sau khi các giám định viên thiết lập xong bảng thanh toán tổn thất chung và có phần đóng góp thật sự thì số đã đóng góp tạm thời sẽ đc điều chỉnh.

Ví dụ: Trong một chuyến hành trình tàu gặp sự cố nghiêm trọng có nguy cơ làm tổn thất cả tàu lẫn hàng. Trước sự việc này, thuyền trưởng quyết định hi sinh một số hàng hóa của các chủ hàng để cứu thoát tàu ra khỏi nơi nguy hiểm.

Đây là hành động tổn thất chung. Các tổn thất được tính như sau:

 

TRƯỚC

SAU

TRỊ GIÁ TÀU

100.000.000 USD

100.000.000 USD

TRỊ GIÁ HÀNG

80.000.000 USD

50.000.000 USD

TỔNG GIÁ TRỊ

180.000.000 USD

150.000.000 USD

1. Trị giá tàu bị hi sinh 0.
2. Trị giá hàng bị hi sinh 30.000.000 USD.
3. Khối được đền bù 30.000.000 USD.
Như vậy khối đóng góp phải trả cho khối được đền bù một khoản là:
Tỷ lệ đóng góp tổn thất chung: C= GA/V
Trong đó:
– C : tỷ lệ đóng góp tổn thất chung.
– GA : giá trị tổn thất chung ( giá trị hàng hóa bị hi sinh).
– V : Cộng đồng quyền lợi.
Như vậy, ta có C= 30.000.000 / 180.000.000 = 17%
17% này là phần đồng góp tổn thất chung. Như vậy chủ tàu phải đóng 17%, tức 17% giá trị tàu là 17.000.000 USD mặc dù tàu không bị tổn thất nào.

Nguồn: MIC