Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
Ưu điểm
Nhược điểm
2. Các loại hàng hóa chuyên vận chuyển bằng đường hàng không
Các loại hàng hóa chuyên vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:
Ngoài ra cũng sẽ có các loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không. Một số loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thể kể đến như:
3. Chi tiết quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Sau khi cả 2 bên đồng ý với những quy định, điều khoản về giao hàng hóa bằng đường hàng không thì đơn vị vận chuyển và công ty nhập khẩu tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển.
Để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển thì sau khi ký kết hợp đồng xong, nên đặt Booking luôn. Theo đó, khi nhận được Booking từ Forwarder, để tránh những sai sót xảy ra, các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên Booking như: Sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể tích hàng hóa…để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder.
Đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, trước khi gửi hàng đi, hàng hóa phải được đóng gói đúng quy cách và có ghi ký mã hiệu cho kiện hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu. Sau đó công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra kho tại sân bay. Bên cạnh đó sẽ cung cấp giấy chứng nhận đã nhận hàng sau khi xác nhận được lô hàng cần vận chuyển.
Sau khi hàng được vận chuyển ra sân bay, cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ để vận chuyển hàng hóa cho hãng hàng không và tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Đơn hàng sẽ được hãng hàng không phát hành MAWB sau khi hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu. 1 bản AWB sẽ được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn các chứng từ còn lại sẽ được Forwarder nắm giữ để phục vụ trong những trường hợp cần thiết. Không có quy định bắt buộc nhà xuất khẩu phải gửi riêng bộ chứng từ. Theo đó nhà xuất khẩu hoàn toàn có thể dùng bộ chứng từ đi kèm theo bản AWB gốc để gửi cho người nhập khẩu.
Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder sẽ gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với đó là bản scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu.
Trước ngày máy bay đến, đại lý của hãng vận tải sẽ gửi thông báo hàng đến bao gồm có thời gian giao hàng dự kiến cũng như tình hình vận chuyển của hàng hóa. Người nhập khẩu cần kiểm tra lại các thông tin trong thông báo hàng đến để tránh những rủi ro phát sinh sau đó bao gồm: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông tin, các khoản phí phải nộp,...
Khi hàng đến, Forwarder sẽ thu lại HAWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí theo đúng với quy định như: Phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)… Sau đó sẽ nhận lệnh giao hàng (D/O) cùng với bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.
Nhà nhập khẩu có thể tự hoàn tất thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu. Hoặc trong trường hợp thuê 1 bên thứ 3 đứng ra chịu trách nhiệm nhập khẩu hàng về thì công ty Forwarder sẽ giúp doanh nghiệp hoàn tất thủ tục này.
Công ty Forwarder sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục tại kho của hãng hàng không để lấy hàng về, thanh lý tờ khai và vận chuyển hàng tới bên nhập khẩu. Trách nhiệm của đơn vị nhập khẩu là cần nhận hàng theo đúng với thời gian đã được quy định trước đó.
Nguồn: sưu tầm