Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019
Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội
Nhân viên hành chính kho
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics
TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.
Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.
Thông tin thị trường Nga: Các quy định về xuất nhập khẩu
1.Chứng từ nhập khẩu
Tờ khai hải quan: Nhà nhập khẩu phải thực hiện khai báo hải quan đối với bất kỳ mặt hàng nhập khẩu nào. Tờ khai hải quan phải gồm các thông tin cơ bản sau đây:
– Chế độ hải quan
– Thông tin về người khai, về đại lý hải quan, về người gửi và người nhận hàng.
– Thông tin về hàng hoá bao gồm:
+ Tên nước xuất xứ
+ Tên nước hàng gởi đi (đến)
+ Mô tả bao bì, số lượng, dạng, ký mã hiệu và số thứ tự
+ Số lượng bằng kg (trọng lượng cả bì và trọng lượng tịnh) hoặc bằng những đơn vị đo lường khác
+ Trị giá hải quan
+ Mức thuế hải quan và các khoản thu hải quan
+ Các ưu đãi thuế quan
+ Tổng số thuế hải quan và các khoản thu hải quan
+ Tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Trung ương Nga quy định vào ngày khai hải quan để tính thuế và trả thuế hải quan
+ Thông tin về hợp đồng kinh tế đối ngoại và những điều kiện cơ bản của hợp đồng
+ Thông tin về việc tuân thủ những hạn chế do Luật LB Nga về quản lý nhà nước hoạt động kinh tế đối ngoại quy định
+ Thông tin về người sản xuất hàng hoá
+ Thông tin về việc tuân thủ điều kiện luân chuyển hàng hoá theo chế độ hải quan đã khai báo
+ Thông tin về các văn bản chứng từ cần thiết cho khai báo hải quan
+ Thông tin về người lập tờ khai hải quan
+ Ngày, tháng, năm lập tờ khai hải quan
Hoá đơn thương mại: Không có mẫu hoá đơn thương mại quy định sẵn tại Nga và nhà xuất khẩu phải cung cấp ít nhất 7 bản copy. Các chi tiết của hoá đơn phải tuân thủ theo điều kiện thanh toán của hợp đồng. Hoá đơn phải có những nội dung sau:
– Nước xuất xứ
– Nguyên liệu đóng gói
– Mác và số lượng bao bì
– Trọng lượng (trọng lượng tịnh, trọng lượng tổng và trọng lượng bì)
– Số lượng và mô tả hàng hoá
– Gía đơn vị và tổng giá trị lô hàng
– Gía bán cho người mua
– Địa điểm xuất phát cuối cùng của nước xuất khẩu
Vận đơn: Không có yêu cầu cụ thể, cần ít nhất 3 bản copy.
Phiếu đóng gói: cần 6 bản và cung cấp thông tin tóm tắt về lô hàng.
Đơn bảo hiểm: Điều kiện hợp đồng quy định rõ người bán hay người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho lô hàng. Khi người mua có quyền mua bảo hiểm, phải tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu của nhà nhập khẩu và công ty bảo hiểm để không có vấn đề nảy sinh.
Người làm thủ tục hải quan có thể là chủ hàng (người gởi, người nhận) hoặc người môi giới hải quan. Theo luật mới, những người môi giới hải quan phải làm thủ tục hải quan với nhân danh chủ hàng (người gởi, người nhận) hoặc các bên liên quan và theo uỷ quyền của họ. Có nghĩa là Bộ luật hải quan mới phân chia rõ ràng vai trò trách nhiệm của người môi giới hải quan và chủ hàng (người gởi, người nhận) (Luật cũ cho phép người môi giới hải quan nhân danh chính mình làm thủ tục hải quan).
Danh sách các chứng từ nói trên được bộ luật hải quan Nga giới hạn cụ thể, không ai có thẩm quyền mở rộng thêm.
Thời gian làm thủ tục hải quan được quy định là 3 ngày (theo bộ luật cũ là 10 ngày).
Giấy phép nhập khẩu: Thông thường, giấy phép nhập khẩu do Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Nga và những cơ quan chi nhánh cấp và do Tổng cục Hải quan kiểm soát. Giay phép đối với vũ khí, phương tiện tự vệ do Bộ Nội vụ Nga cấp. Những mặt hàng sau cần giấy phép:
– Ethyl alcohol
– Rượu Vodka
– TV 14, 21 và 25 inch
– Vũ khí chiến đấu
– Phương tiện tự vệ
– Chất nổ
– Thiết bị quân sự và mật mã
– Nguyên liệu phóng xạ và chất thải
– Chất độc và ma túy
– Kim loại quý
– Hợp kim
– Đá
– Thảm
– Sản phẩm thuốc lá
– Thuốc men
Để biết thêm thông tin về việc cấp giấy phép đối với từng mặt hàng cụ thể, nhà nhập khẩu phải liên hệ với Phòng cấp giấy phép của Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại.
2. Tạm nhập
Có một danh sách các công ty nước ngoài được chính thức công nhận bởi chính phủ Nga được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu cho hàng hóa tạm nhập.
Quy định này được áp dụng đối với những mặt hàng được nhập khẩu cho các công ty sử dụng và chỉ trong vòng 1 năm. Các công ty không chính thức công nhận bởi chính phủ Nga chịu thuế 3% tổng giá trị sản phẩm dựa vào từng tháng.
(Trong trường hợp này giá trị tính thuế được tính dựa vào giá sản phẩm gốc cộng với các loại thuế nhập khẩu)
3. Nhập khẩu hàng mẫu và tài liệu quảng cáo
Những hàng mẫu có giá trị thương mại thường chịu sự kiểm soát chặt chẽ của hải quan Nga và trong một số trường hợp có thể được miễn thuế. Những mẫu hàng không đáng kể có thể được tạm nhập và hàng quảng cáo với số lượng nhỏ có thể được nhập miễn thuế.
4. Chính sách thuế và thuế suất
4.1 Thuế nhập khẩu
Chính sách thuế nhập khẩu của Nga điều chỉnh chủ yếu nhằm tăng nguồn thu ngân sách, khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách tồn tại và kéo dài trong nhiều năm qua. Hàng hóa nhập khẩu vào Nga phải chịu thuế nhập khẩu trên cơ sở chính sách đối ngoại và được chia ra làm 4 mức thuế suất dành cho 4 nhóm nước, cụ thể là:
– Nhóm nước có quan hệ tối huệ quốc với Nga chịu mức thuế suất theo qui định được công bố và mức thuế này chính là cơ sở để áp dụng đối với nhóm các nước khác nên thường gọi là “thuế suất cơ sở công bố”.
– Nhóm nước không có quan hệ tối huệ quốc với Nga chịu mức thuế suất bằng 2 lần thuế suất cơ sở công bố.
– Nhóm nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) chịu mức thuế suất bằng 75% thuế suất cơ sở công bố.
– Nhóm nước kém phát triển và các nước SNG được miễn thuế hoàn toàn đối với hàng hóa khi xuất khẩu vào Nga.
Thuế suất thuế nhập khẩu tùy thuộc vào từng mặt hàng nhưng nhìn chung nằm trong khoảng 15% tới 30%. Chúng cũng được đánh theo sự phân loại của từng nhóm hàng và được áp dụng trên giá trị tính thuế của hàng nhập khẩu (gồm cả phí chuyên chở và bảo hiểm).
4.2 Thuế VAT
VAT là loại thuế do khách hàng phải chịu nhưng dựa theo mẫu cơ bản của Châu Âu. VAT được tính trên giá trị của hàng hóa bán ra và được tính theo tỷ lệ thống nhất là 18%, trừ một số loại lương thực và quần áo trẻ em chịu thuế 10%. Hàng trợ cấp được miễn VAT hoàn toàn như các dịch vụ trợ cấp tài chính, dược phẩm. Hàng nhập khẩu cũng phải chịu VAT. Cách tính thuế VAT cho hàng nhập khẩu dựa vào giá trị hải quan của từng mục cộng với thuế nhập khẩu và phí hải quan. Nếu các nhà xuất khẩu giao hàng trước khi thanh toán thì họ không phải trả VAT. Tuy nhiên những nhà xuất khẩu nhận thanh toán trước thì sẽ phải trả VAT và số thuế này có thể được hoàn lại nhưng thường khó khăn.
Nguồn: vietrade.gov.vn