TIỂU LUẬN BẢO HIỂM

TIỂU LUẬN BẢO HIỂM

TIỂU LUẬN BẢO HIỂM

TIỂU LUẬN BẢO HIỂM

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

TIỂU LUẬN BẢO HIỂM 

I. Tác động của sự phát triển kinh tế đối với ngành bảo hiểm ở Việt Nam
Trong phần tiếp theo của bài tiểu luận sẽ tìm hiểu về sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam trong thời gian vừa qua như một minh chứng về sự tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm .Ở phần này, bài làm sẽ không đi vào phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua mà chỉ thể hiện sự phát triển của ngành bảo hiểm thông qua các số liệu gắn liền với các cột mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam để làm sáng tỏ nhận định của đề tài nghiên cứu.
1. Sơ lược quá trình phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam:
Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các đại lý bảo hiểm hoả hoạn và bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm Pháp đã ký được những hợp đồng bảo hiểm đầu tiên ở nước ta, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được biết đến nhưng không đáng kể.
Giai đoạn từ 1954 đến 1975, ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại 57 công ty bảo hiểm dưới nhiều loại hình pháp lý: công ty cổ phần, công ty tương hỗ và công ty bảo hiểm nước ngoài. Ở miền Bắc vào năm 1964, Chính phủ đã ký Quyết định 1979/CP ngày 17-12-1964 cho phép thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính. Bảo Việt chính thức hoạt động vào tháng 1 năm 1965, thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Sự độc quyền khiến hoạt động bảo hiểm trước năm 1990 được biết đến dưới tên là bảo hiểm nhà nước. Mặc dù có vị trí nhỏ bé với một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất, nhưng ngành bảo hiểm Việt Nam đã góp phần đáng kể trong chia sẻ rủi ro của những ngành kinh tế quan trọng như ngoại thương, vận tải đường biển, hàng không thông qua hoạt động bảo hiểm hàng hải, tái bảo hiểm và hoạt động đại lý giám định cho các công ty bảo hiểm của các nước XHCN.
Sau 1975, một số công ty bảo hiểm tư nhân ở miền Nam đã được quốc hữu hóa và sát nhập vào Công ty bảo hiểm Việt Nam. Sang thập kỷ 90, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến lớn theo cơ chế thị trường, hoạt động bảo hiểm đã có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Bảo Việt không còn giữ chức năng quản lý nhà nước và trở thành một doanh nghiệp kinh doanh thuần túy. Tháng 12 năm 1993, Nghị định 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm của một doanh nghiệp nhà nước duy nhất đã chấm dứt, Bảo Việt đã triển khai những loại bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và với những bước nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng, bảo hiểm nhân thọ đã nhanh chóng khẳng định vị thế quan trọng trong ngành bảo hiểm.
Ngày 3/5/1999 Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã lấy ngày 3/5 làm ngày hội

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

BÀI GIẢNG BẢO HIỂM, ĐỐI PHÓ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

BẢO HIỂM HÀNG HẢI

TIỂU LUẬN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI

ĐỀ THI THỬ BẢO HIỂM

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ BẢO HIỂM

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH BẢO HIỂM

TIỂU LUẬN BẢO HIỂM

THUẬT NGỮ TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA

TRẮC NGHIỆM BẢO HIỂM ĐẠI CƯƠNG