TÌM HIỂU HS CODE LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ?

TÌM HIỂU HS CODE LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ?

TÌM HIỂU HS CODE LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ?

TÌM HIỂU HS CODE LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ?

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

HS Code là gì? “HS Code” hay “Hệ thống HS” được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.

1. Tìm hiểu HS Code

a) Hệ thống hài hòa (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System):

Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa thường được gọi tắt là “Hệ thống Hài hòa” hoặc “Hệ thống HS”, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của WCO.

b) Các khái niệm liên quan:

– Danh pháp: Hệ thống các tên gọi hay thuật ngữ được dùng trong một ngành khoa học hay một lĩnh vực nghệ thuật.

– Thuế quan: Các nghĩa vụ về thuế xuất, nhập khẩu được đặt ra bởi chính phủ các nước.

– Biểu thuế Hải quan: Là một danh mục được đặt ra theo luật lệ của các nước nhằm mục đích thu thuế nhập khẩu.

– Phân loại: Việc sắp xếp các hàng hóa vào từng nhóm riêng biệt.

c) Cấu trúc HSCode:

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được quy định trong Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính xác định mã HS Việt Nam gồm 8 số:

Mã HS code được sử dụng quốc tế, bao gồm 8-10 ký tự. Mã HS code được chia thành các phần sau:

  • Phần: Mã HS bao gồm 21 hoặc 22 phần, mỗi phần có chú thích riêng.
  • Chương: Mã HS bao gồm 97 chương. Trong đó, chương 98 và 99 dành riêng cho từng quốc gia. Mỗi chương đều có chú giải riêng. Hai ký tự đầu mô tả tổng quát về hàng hóa.
  • Nhóm: phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung, bao gồm 2 ký tự.
  • Phân nhóm: được chia ra từ nhóm chung hơn, gồm 2 ký tự.
  • Phân nhóm phụ: gồm 2 ký tự. Phân nhóm phụ được mỗi quốc gia quy định để xác định thuế xuất.

Lưu ý: Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm đầu tiên bao gồm 6 số, mang tính quốc gia, riêng Phân nhóm phụ tùy thuộc vào từng quốc gia.

Để biết mã HS của từng quốc gia, cần chú ý đặc biệt vào phần Phân nhóm và Phân nhóm phụ. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng mã HS gồm 8 số, trong khi một số quốc gia khác trên thế giới có thể dùng mã HS gồm 10 hoặc 12 số.

Ví dụ: HS code của cà phê hòa tan là 2101.20.90, bao gồm 6 chữ số được chia thành 3 nhóm. Phân tích cấu trúc mã này như sau:

  • 21: Là mã của nhóm hàng hóa trong danh mục HS, được gọi là “Chương”. 21 là chương đối với nhóm hàng hóa “Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm; đồ uống, chất lỏng và bột uống có hàm lượng cồn”.
  • 01.20: Là mã của “Mục” trong danh mục HS, mô tả chi tiết hơn về loại hàng hóa. 01.20 là mục đối với “Cà phê, kể cả cà phê hòa tan và chiết xuất cà phê”.
  • 90: Đây là mã “Mã phụ” trong danh mục HS, cung cấp thông tin bổ sung về nhóm hàng hóa. 90 thường được sử dụng để chỉ định các sản phẩm tương tự nhưng không rõ ràng nằm trong danh mục HS.

d) Vai trò:

Việc sử dụng mã HS có 8 hoặc 10 số để đại diện cho hàng hóa giúp cho tất cả các quốc gia trên thế giới phân loại hàng hóa một cách hệ thống và đồng bộ. Hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan cũng giúp cho các bên liên quan hiểu nhau, tránh tranh chấp thương mại do sai phân loại hàng hóa do khác biệt ngôn ngữ địa phương.

Ví dụ: người miền Nam gọi vật dụng để che nắng là “Nón,” còn người miền Bắc gọi là “Mũ.” Tuy nhiên, ở Anh và Mỹ, nó được gọi là “Hat.” Nếu các hợp đồng thương mại bị tranh chấp do khác biệt ngôn ngữ, thì rất khó để thiết lập luật để giải quyết.

Ngoài ra, việc định danh các loại hàng hóa theo mã HS còn giúp đơn giản hóa công việc của các tổ chức và cá nhân liên quan. Thỏa thuận và thực hiện các hiệp định thương mại trở nên thuận lợi hơn.

Mã HS còn là cơ sở để các cơ quan hải quan, cơ quan thuế và phòng thương mại cấp phép hàng hóa có thể xuất nhập khẩu hay không. Mã HS xác định các loại hàng hóa được xuất, nhập khẩu để tổ chức tiện lợi trong việc thực hiện thu thuế, áp thuế, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

2. Tầm quan trọng của phân loại HS code

Đối với Chính phủ, HS Code là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.

Đối với Doanh nghiệp, HS Code đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA.

 

Nguồn: sưu tầm