TÌM HIỂU VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

TÌM HIỂU VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

TÌM HIỂU VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

TÌM HIỂU VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

1. Khái niệm

Phương thức vận tải đường bộ là phương thức truyền thống đã được áp dụng từ rất lâu để vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, phương thức này xuất hiện hằng ngày và đáp ứngđầy đủ các nhu cầu trọng yếu trong đời sống con người.

Đây là phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất, cách thức vận chuyển bằng cácphương tiện di chuyển phổ biến trên đường bộ như xe khách, xe tải, ô tô, xe bồn, xe container, rơmoóc, xe sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô…

 

2. Vai trò

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa của cả nước, góp phần công sức lớn vào sự phát triển của xã hội và là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều chủ hàng hóa, sản phẩm vận chuyển trong nội thành hoặc ở vị trí xa hơn cho khu vực liên tỉnh. Vận tải hàng hóa đường bộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước.

(Ví dụ như từ năm 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, bùng phát ở các thànhphố lớn, các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm cả phía Bắc và phía Nam nên khicác địa phương này này trở thành tâm dịch đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp logisticsvận tải gặp khó khăn, nhất là tình trạng bị lây nhiễm dịch của lái xe và nhân viên làmhàng, từ đó ít nhiều làm trì trệ đến sự tăng trưởng kinh tế. Sau khi đạt đỉnh vào tháng12/2020, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ giảm mạnh vào các tháng quýIII/2021, đỉnh điểm là tháng 8/2021 khi cả nước và đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và cáctỉnh miền Nam thực hiện các biện pháp phong tỏa, giãn cách nghiêm ngặt để phòngchống dịch. Tính chung 9 tháng năm 2021, vận tải hàng hóa đường bộ đạt hơn 892,59triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hàng hóa đường bộ đạt61,85 tỷ tấn.km, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước.)

     Đi kèm với vận tải hàng hóa còn có những dịch vụ được phát triển mở rộng từ đó tạothêm hàng triệu việc làm cho người lao động. Vận tải hàng hóa đường bộ cũng có thể kết hợp linh hoạt cùng với các phương thức vậnchuyển khác như vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường ống,… để vậnchuyển hàng hóa quốc tế.

 

3. Đặc điểm

3.1. Ưu điểm:

  • Đường bộ hiện đang là phương thức vận chuyển phổ biến nhất ở hầu hết các quốc gia vàtại VN hiện nay. Đây là con đường vận chuyển có chi phí cố định thấp (xe tải chở hàng,chi phí bến bãi…) và chi phí biến đổi trung bình (nhiên liệu, lao động, bảo dưỡng phươngtiện…).
  • Ưu điểm nổi bật của đường bộ là có tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thể đến đượcmọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển rất linh hoạt. Bởi vậy đây là phương thức vậnchuyển thống trị ở các đô thị, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn, thíchhợp với những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình vàngắn.
  • Đặc biệt, phương thức vận tải này thường không có quy định về thời gian cụ thể, khôngphụ thuộc vào giờ giấc nên có thể sắp xếp và thay đổi lịch trình di chuyển dễ dàng, chỉcần có sự thống nhất thời gian của các bên tham gia vận chuyển.
  • Chủ động linh hoạt trong lựa chọn kết hợp các phương tiện vận chuyển của các loại hìnhvận tải khác nhau, ví dụ: tàu hỏa (tàu thủy) vận chuyển hàng hóa đến ga đỗ (bến cảng). Ôtô container... sẽ vận chuyển hàng hóa từ đó đến các địa điểm cuối cùng.
  • Hình thức vận tải bằng đường bộ này cũng có khả năng bảo quản hàng hóa có mức độ antoàn cao, đảm bảo chất lượng hàng trong suốt đoạn đường dài vận chuyển.

 

3.2. Nhược điểm:

  • Mặt hạn chế của đường bộ là năng lực vận tải bị giới hạn bởi dung tích chứa hàng củathùng xe. Trọng tải trung bình của xe tải chỉ khoảng 5-10 tấn, xe chuyên chở containercũng chỉ đạt được 30-40 tấn, nhỏ hơn nhiều so với các toa xe đường sắt và tàu biển vớikhả năng vận chuyển hàng trăm và hàng vạn tấn.

  • Vận chuyển đường bộ khoảng cách đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phíđường bộ: phí nhiên liệu, nộp phí ở trạm thu phí, phí cầu đường…

  • Việc vận chuyển bằng đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như kẹt tai nạn giao thông, kẹtxe do tình trạng quá tải của hệ thống giao thông,… có thể gây ảnh hưởng lớn đến hànghóa và thời gian giao hàng.
  • Phương thức vận chuyển này cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

 

Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng của phương thức vận tải

Cơ sở vật chất của vận tải đường bộ bao gồm: tuyến đường bộ, phương tiện vận tải đường bộ,bến xe, trạm dừng nghỉ và các công trình và thiết bị khác.

 

1. Tuyến đường bộ:

Mạng lưới đường bộ đã bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò kết nối chính cho mạng lướigiao thông vận tải giữa các vùng, miền, các cảng hàng không, các biển, cửa khẩu, đầu mối giaothông quan trọng.

+ Căn cứ vào vật liệu làm đường ô tô: gồm đường đất, đường đá, đường bê tông và đườngrải nhựa, trong đó đường rải nhựa là phổ biến ở các đô thị và các tuyến đường quốc lộ.

+ Căn cứ vào lãnh thổ: gồm đường ô tô liên huyện, liên tỉnh, đường ô tô quốc gia (quốc lộ)và đường ô tô quốc tế.

+ Căn cứ vào giá cước vận tải: gồm đường ô tô loại I, II, III, IV,V, VI. Đường ô tô loại 1 cógiá cước thấp nhất và đường ô tô loại VI có giá cước cao nhất.

Đường bộ được đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn

Cả nước có tổng chiều dài đường khoảng 595.125 km, trong đó đường bộ quốc gia (quốc lộ,cao tốc) là 25.484 km. (Song song với chất lượng hạ tầng được cải thiện, chất lượng vận tảiđường bộ được nâng cao, giảm đáng kể thời gian đi lại).

Tính đến năm 2021, mạng lưới đường cao tốc đã đưa vào khai thác khoảng 21 đoạn tuyến,tương đương với 1.163 km; đang triển khai xây dựng khoảng 17 tuyến, đoạn tuyến, tương đươngvới 916 km.

Các tuyến đường cao tốc được đầu tư xây dựng trên các trục giao thông xương sống của khuvực, kết nối liên vùng có sức lan tỏa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùngmiền và cả nước. Tuy nhiên, mạng lưới đường cao tốc của nước ta nói chung còn chưa đáp ứngđược yêu cầu phát triển. Chiều dài đường cao tốc còn thấp so với các nước phát triển, mật độphân bổ chưa đồng đều giữa các khu vực, một số trục có nhu cầu vận tải lớn chưa hình thành hệthống đường cao tốc đặc biệt là trục Bắc - Nam.

 

2. Phương tiện vận tải đường bộ

Phương tiện vận tải là những máy móc, thiết bị chuyên dùng cho việc chuyên chở người và hànghoá. Sau đây là các loại phương tiện vận tải đường bộ.

 

  • Xe tải

Đối với mọi nền kinh tế, giao thông vận tải được ví như huyết mạch, có vai trò rất quantrọng trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa khắp vùng miền. Trong đó, xe tải được coilà một phương tiện vận tải bộ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và đã trở thành biểutượng cho ngành vận tải hàng hóa đường bộ

Xe tải là xe chuyên chở hàng hóa số lượng lớn nhỏ tùy ý, động cơ bền bỉ và có thể vượt mọiđịa hình kể cả những đoạn đường khó đi, nhiều ổ gà. Cấu tạo của xe bao gồm phần đầu và thùng xe. Hai bộ phận này được cố định liền nhau vàkhông thể tách rời. Xe tải có nhiều loại khác nhau, có thể vừa chở hàng hóa và chở người

Xe tải là xe chuyên chở hàng hóa số lượng lớn nhỏ tùy ý, động cơ bền bỉ và có thể vượt mọi địa hình kể cả những đoạn đường khó đi, nhiều ổ gà. Cấu tạo của xe bao gồm phần đầu và thùng xe. Hai bộ phận này được cố định liền nhau vàkhông thể tách rời. Xe tải có nhiều loại khác nhau, có thể vừa chở hàng hóa và chở người.

 

Có các cách phân loại xe tải như sau:

  • Xe tải hạng nhẹ: có trọng tải từ 1 - 6 tấn. Loại xe này thường được sử dụng để phục vụchuyển nhà, chở ít hàng hóa hoặc hàng hóa nhỏ như thực phẩm, nội thất, mặt hàng giadụng,...
  • Xe tải hạng trung: có trọng tải từ 7 – 15 tấn. Loại xe này thường được sử dụng để vậnchuyển hàng hóa (thiết bị sản xuất, máy móc,...) ở nhiều địa hình khác nhau, quãngđường dài, liên tỉnh.Xe tải hạng nặng: có trọng tải từ 16 - 40 tấn, thường có rơ mooc để kéo container. Loại xe này thường được sử dụng để chuyên chở các loại hàng hóa có số lượng hàng lớn, khốilượng lớn, vận chuyển đường dài.
  • Xe siêu trường siêu trọng / không giới hạn tải trọng: là những xe chuyên chở những mặthàng cực nặng, tải trọng xe thường lên đến hàng trăm tấn và rất ít thấy ở Việt Nam. Điển hình như Liebherr 282B, đầu kéo MAN 158 bánh,…

 

  • Xe container:

Bản chất xe container là xe tải, những phần thùng đằng sau tiêu biến và chỉ còn là một tấmsàn cố định. Trên đó có các mắt khoá dùng để cố định container. Khi chuyên chở, các containersẽ được nâng hạ trên tấm sàn này. Xe container chủ yếu chở các container kích thước 20ft và40ft, là chiều dài chuẩn hoá của container. Với xe container loại rơ-mooc sàn, có thể chở hàngthép cuộn, thép thanh, thép bó, hay những loại hàng nặng cần vận chuyển bằng xe sàn.

 

  • Xe đầu kéo

Xe đầu kéo là loại ô tô có phần đầu khá to và nặng, có chứa phần đầu kéo 2 đến 3 trục hoặcnhiều hơn tùy theo nhu cầu cần sử dụng. Phần đuôi của xe có phần kết nối  với các đồ vật cầnkéo thông qua rơ mooc và sơ mi rơ mooc. Hiểu đơn giản thì xe đầu kéo là phần phía trước của xetải mà không có phần thùng xe phía sau. Đầu kéo có thể tự mình di chuyển, và kéo thêm bộ phậnhàng đằng sau. Bộ phận đằng sau nó có thể tháo rời tự do, được gọi là mooc.  Xe đầu kéo cócông suất lớn nên có thể vận chuyển hàng nặng, cồng kềnh như các container, các loại xe thùng,các đoàn xe lớn,...  (Rơ mooc và sơ mi rơ mooc (còn được gọi là mooc và bán mooc) là nhữngloại phương tiện giao thông đường bộ không có động cơ, có kết cấu và trang bị dùng để chởngười hoặc hàng hóa và được kéo bởi một ô tô.)Xe đầu kéo hoạt động một cách độc lập giúp cho việc lái xe và việc lên xuống hàng hóakhông còn gặp nhiều khó khăn, thông thường đối với những xe tải khác thì việc dỡ hàng hóacũng trở nên khó khăn hơn vì đầu xe không thể tách rời, làm tốn khá nhiều thời gian. Nhưng đốivới xe đầu kéo thì việc đó đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

 

  • Xe bồn

Xe bồn, xe xitec (hay đối với xe chuyên chở nhiên liệu là xe chở xăng dầu) là một loại xe cóđộng cơ, kích thước lớn, được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các loại chất lỏng, hàng hóa hoặckhí. Một chiếc xe bồn được phân biệt bởi hình dạng của nó, thường là một thùng hình trụ trên xenằm ngang. Các xe bồn hầu như luôn luôn có nhiều ngăn hoặc vách ngăn để ngăn chặn trào tảigây mất ổn định xe.

Xe bồn đường dài sẽ đóng vai trò như đầu tàu kéo vận chuyển chất lỏng. Xe bồn được thiếtkế kích thước phù hợp với địa hình, tải trọng khối lượng, công suất động cơ và quy định của từngnước. Xe bồn xitec lớn thường có dung tích từ 20.000 lít đến 50.000 lít.3.

 

3. Bến xe

Bến xe là công trình xây dựng ở các đầu mối giao thông, quy định cho xe đỗ để đón trả kháchhoặc bốc dỡ hàng hóa. Bến xe được phân thành 2 loại:

  • Bến xe ô tô khách (bến xe khách): thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hànhkhách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
  • Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng): thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóanhận, trả hàng và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hoá. Hiện nay, Bến xe Miền Đông ởThành phố Hồ Chí Minh là bến xe trọng điểm, được coi là bến xe lớn nhất Việt Nam vàcả khu vực Đông Nam Á.

 

     4. Trạm dừng nghỉ

Trạm dừng nghỉ đường bộ (trạm dừng nghỉ) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thôngđường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụngười và phương tiện trong quá trình tham gia giao thông trên các tuyến vận tải đường bộ. Trạm dừng nghỉ đường bộ gồm:

  • Bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe.
  • Nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách.
  • Khu vệ sinh.
  • Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa.
  • Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát.
  • Trạm cấp nhiên liệu, xưởng bảo dưỡng sửa chữa và nơi rửa xe.

​​​​​​​

5. Các công trình và thiết bị khác

  • Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn, dải phân cách,...
  • Trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe,...
  • Hệ thống ống cống, cấp thoát nước.

​​​​​​​​​​​​​​

6. Hệ thống công nghệ thông tin

Một số hệ thống công nghệ thông tin được ứng dụng trong hoạt động vận tải đường bộ.

Ví dụ như hệ thống V-tracking là hệ thống giám sát, quản lý xe tải trực tuyến thông qua ứngdụng công nghệ GPS kết hợp với GSM/GPRS (truyền dữ liệu), hệ thống thông tin địa lý GIS(giám sát vị trí xe trên bản đồ). Từ đó biết được lộ trình và các mốc thời gian nhận hàng, giaohàng, đổi trả, điểm dừng… từ đó đánh giá được tình hình vận tải, năng lực vận tải của doanhnghiệp.

Hệ thống thu phí không dừng áp dụng công nghệ RFID, DSRC. Hệ thống RFID gồm thiết bịđầu đọc RFID Reader trên các cổng long môn tại trạm thu phí, và thẻ định danh RFID gắn trênđèn hoặc kính phương tiện. Khi xe đi qua trạm, đầu đọc sẽ nhận biết xe thông qua thẻ định danhvà trừ số tiền tương ứng. Một số nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam hiện nay như ePass, VETC