TOP 10 CẢNG BIẾN LỚN Ở VIỆT NAM

TOP 10 CẢNG BIẾN LỚN Ở VIỆT NAM

TOP 10 CẢNG BIẾN LỚN Ở VIỆT NAM

TOP 10 CẢNG BIẾN LỚN Ở VIỆT NAM

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

Việt Nam là quốc gia có nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á với 28 tỉnh thành giáp biển. Điều này tạo điều kiện cho giao thương bằng đường biển của Việt Nam trở nên thuận lợi hơn. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều cảng biển lớn nhỏ. Sau đây là top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam. 

1. Cảng Hải Phòng

Ở khu vực miền Bắc, cảng Hải Phòng được đánh giá là cảng biển lớn gồm hệ thống mạng tiên tiến, thiết bị hiện đại và là vị trí thuận lợi để giao dịch thương mại quốc tế. Cảng Hải Phòng có khả năng tiếp nhận 10 triệu tấn hàng hóa/năm. 

Lưu ý, cảng chỉ tiếp nhận tàu 6.000 – 7.000 DWT.

2. Cảng Vũng Tàu

Đóng vai trò là 1 trong 2 cửa ngõ quốc tế tại Việt Nam, cảng Vũng Tàu từng tiếp nhận thành công đơn hàng trên tàu Yang Ming Wellhead trọng tải 160.000 tấn, sức chở 14.000 TEU. Chứng tỏ, cảng này có thể xử lý các khâu xếp dỡ container nhanh chóng và an toàn nhất.

Hiện nay, theo thống kê cảng Vũng Tàu có 4 khu bến gồm: Cái Mép - Sao Mai - Bến Đình; Phú Mỹ – Mỹ Xuân; Sông Dinh; Bến Đầm - Côn Đảo. 

3. Cảng Vân Phong - Khánh Hòa

Được xem là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, có tiềm năng trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất. Tại Cảng này có thể tiếp nhận tàu chở hàng lỏng từ 350.000 DWT và dự kiến trong năm nay là 400.000 DWT.

Đối với hàng giao nhận nhỏ lẻ, tập trung tại khu vực Khu vực bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam vịnh Vân Phong.

4. Cảng Quy Nhơn - Bình Định

Nằm trong Vịnh Quy Nhơn được bán đảo Phương Mai bao phủ nên rất kín gió, thuận lợi cho các tàu cập bến neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Cảng Bình Định có thể tiếp nhận được những loại tàu dao động từ 30.000 DWT - 50.000 DWT.

Cảng Quy Nhơn nằm trong danh sách 10 cảng biển Việt Nam lớn nhất có lưu lượng vận chuyển hàng hóa lớn được nhiều chủ tàu trong và ngoài nước biết đến. Năng suất cùng chất lượng dịch vụ của cảng ngày càng cao nên được nhiều người sử dụng. Cảng đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng.

5. Cảng Cái Lân - Quảng Ninh

Là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, cảng Cái Lân nằm trong vùng trọng tâm phát triển kinh tế phía Bắc. Nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng, khai thác dịch vụ kinh doanh cảng biển.

Hơn thế nữa, hệ thống đường biển, đường bộ và những vùng lân cận ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai nên cảng Cái Lân phát triển và mở rộng trong nhiều năm qua.

6. Cảng Sài Gòn - Cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng Sài Gòn đóng vai trò là điểm quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu của miền Nam bao gồm kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cảng là chuỗi hệ thống gồm các cảng biển tại TPHCM như: Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước…

Tương lai, cảng Sài Gòn sẽ xây dựng thêm Gò Công, bến Cần Giuộc trên sông Soài Rạp, thuộc tỉnh Long An và Tiền Gian với chủ đích là bến vệ tinh cho những bến chính khác. Năm 2015, cảng Sài Gòn được vinh dự nằm trong danh sách top 25 cảng container của thế giới.

Đây cũng là cảng nhiều dịch vụ mua hộ hàng Mỹ, hàng Châu Âu, Châu Mỹ… thường cho hàng cập bến.

7. Cảng Cửa Lò - Nghệ An

Tiếp theo cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay đó chính là Cửa Lò, đây là khu bến cảng Tổng hợp, có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa, và những vùng lân cận như Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó, một số đơn hàng quá cảnh của Lào và Đông Bắc Thái Lan cũng được cập bến tại đây. Tổng diện tích của cảng Cửa Lò là 450 héc-ta.


 

8. Cảng Dung Quất - Quảng Ngãi 

Cảng Quốc tế Dung Quốc được đánh giá là cảng thương mại quốc tế hiện đại, chúng đóng góp trong việc thu hút đầu tư vào khu vực kinh tế nội địa và khu công nghiệp xung quanh.

9. Cảng Chân Mây - Thừa Thiên Huế

Nằm vị trí thuận lợi kết nối với Singapore, Philippines và Hong Kong. Và là vị trí trung tâm giữa Huế và Đà Nẵng, là cửa ngõ hướng ra biển Đông nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.

10. Cảng Đà Nẵng 

Là một trong những cửa ngõ chính hướng ra biển Đông, nối liền với các nước như: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Và cảng biển Đà Nẵng được đánh giá là một trong số cảng biển lớn nhất Việt Nam.