XÁC ĐỊNH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CHO MỘT LÔ HÀNG

XÁC ĐỊNH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CHO MỘT LÔ HÀNG

XÁC ĐỊNH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CHO MỘT LÔ HÀNG

XÁC ĐỊNH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CHO MỘT LÔ HÀNG

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

 

XÁC ĐỊNH THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU CHO MỘT LÔ HÀNG

Đối với lô hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp chỉ đóng thuế xuất khẩu. Còn đối với lô hàng nhập khẩu thì chịu các loại thuế như sau: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng (VAT).

I. XUẤT KHẨU 

1.Thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Hành động này được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau như: bình ổn giá một số mặt hàng trong nước; bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng; hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác; nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó).

II. NHẬP KHẨU

1. Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu sẽ được sử dụng thuế tỷ lệ %. Tùy mỗi mặt hàng sẽ có thuế suất khác nhau. Ngoài ra còn mức thuế suất còn được phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện các chính sách thương mại của nhà nước. 

1.1 Thuế suất ưu đãi

Các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia, các nhóm quốc gia và các vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi được áp dụng khi hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam 

Tham khảo danh sách các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam tại Công văn 8678/TCHQ-TXNK ngày 9/9/2016. Được biết, hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam. 

1.2. Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA), liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

Áp dụng cho mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với các nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận. Hàng hóa phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó.

1.3. Thuế suất thông thường

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp 1 và 2 nêu trên.

Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 

Là loại thuế gián thu (cộng vào giá) đánh vào một số loại hàng hóa nhập khẩu nằm trong danh mục quản lý, chẳng hạn như: thuốc lá, rượu bia, bài lá... Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt còn được gọi với cái tên là thuế xa xỉ phẩm. 

Tính gián thu của thuế tiêu thụ đặc biệt nằm ở chỗ nó làm tăng giá hàng hóa hoặc dịch vụ, đẩy gánh nặng giá tăng cho người tiêu dùng cuối cùng mua hoặc sử dụng sản phẩm tức người tiêu dùng mới là người chịu thuế chứ không phải đơn vị sản xuất.

Mục đích của việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt là làm điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng và góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. 

3. Thuế bảo vệ môi trường

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, ta có thể hiểu thuế bảo vệ môi trường như sau: “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường”. Các loại sản phẩm điển hình như: xăng, dầu, túi nilon, thuốc diệt cỏ…

Thu thuế bảo vệ môi trường nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đây được xem là hình thức hạn chế các sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường. 

4. Thuế giá trị gia tăng VAT

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thế giá trị gia tăng nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức:

Thuế GTGT= (Giá tính thuế hàng nhập + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế BVMT)* Thuế suất thuế GTGT

Theo công thức trên bạn có thể thấy những giá trị tính thuế của những loại thuế tính sau sẽ gồm cả tiền thuế tính trước đó. Cái này gọi là “thuế chồng thuế” mà các chủ hàng vẫn thường phàn nàn.

Việc tự tính thuế và nộp thuế là trách nhiệm của người nhập khẩu. Vì vậy, bạn nên hết sức cẩn thận khi tra cứu, tính, khai báo, và nộp thuế cho hàng nhập khẩu của mình.