XUẤT KHẨU GẠO

XUẤT KHẨU GẠO

XUẤT KHẨU GẠO

XUẤT KHẨU GẠO

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

XUẤT KHẨU GẠO

Hiện nay diện tích gieo trồng lúa năm 2023 của nước ta khoảng 7 triệu ha, với sản lượng khoảng 43 triệu tấn thóc/năm, tương đương 27 - 28 triệu tấn gạo. Việt Nam xuất khẩu các chủng loại gạo chủ yếu gồm: gạo trắng, gao Japonica, gạo Jasmine và gạo thơm, gạo nếp. Trong những năm gần đây, gạo Việt Nam xuất khẩu tới hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

  1. Chính sách xuất khẩu
  • Thương nhân xuất khẩu gạo cần đáp ứng đủ điều kiện và xin cấp giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP
  • Theo quy định thông tư 06/2023/VBHN-BNNPTNT, Gạo nằm trong danh sách hàng hóa phải kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Hun trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu
  1. HS Code và thuế xuất khẩu
  • Hs code:
  • 100630: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ:
  • 10063030: Gạo nếp
  • 10063040: Gạo Thai Hom Mali
  • 10063091: Loại khác: Gạo luộc sơ
  • 10063099: Loại khác
  • Thuế XK: chịu thuế 0%
  1. Thủ tục thông quan xuất khẩu

Chứng từ khai báo hải quan theo Thông tư 39/2018 quy định Khi xuất khẩu Gạo doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ như:

– Tờ khai hải quan xuất khẩu: 1 bản

– Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản
– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa): 1 bản
– Sales Contract (Hợp đồng thương mại): 1 bản
– Giấy đăng ký Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của bộ Công Thương

Tuy nhiên để tránh gặp phải tình trạng thất lạc hàng hóa, tìm kiếm hàng hóa đơn giản dễ dàng, thủ tục hải quan thuận lợi, doanh nghiệp nên dán shipping mark lên từng bao hàng.

  1. Cách thức đóng gói và bảo quản Gạo xuất khẩu

Sau khi hoàn tất quá trình xay xát, chọn lọc, gạo sẽ được mang đi đóng gói thành khối lượng tiêu chuẩn: 15 kg, 25 kg, 50 kg,… Gạo thường được đóng trong bao PP đôi

Quy trình đóng gói gạo cần đảm bảo quy định về bao bì đóng gói gạo, quy định về thông tin trên nhãn bao gạo, quy định về vận chuyển gạo xuất khẩu,…

Sau khi đóng thùng doanh nghiệp sẽ đóng vào container khô 20DC:

  • Container 20DC – Đóng được 25-28 tấn gạo
  • Thời gian bảo quan giao động: 60-80 ngày

        Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:

  • Tên hàng bằng tiếng Anh
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • MADE IN VIETNAM
  • Ngày sản xuất/ đóng gói
  • Hạn sử dụng (nếu có)
  • Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
  • Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v
  1. Lưu ý khi xuất khẩu Gạo
  • Doanh nghiệp phải có giấy phép xuất khẩu gạo của Bộ Công thương
  • Cần có mã vùng trồng và mã cơ sở chế biến gạo
  • Sản phẩm gạo cần đạt tiêu chuẩn chất lượng về độ an toàn chất lượng. Cập nhập những tiêu chuẩn mà đối tác có thể yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu Gạo như:  GlobalGAP, HACCP, Organic, FDA….
  • Đảm bảo quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất cấm sử dụng trong sản xuất
  • Xử lý hun trùng gạo trước khi đóng gói và đóng container.
  • Phytosanitary (kiểm dịch thực vật)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ( Certificate of Origin)