XUẤT KHẨU SẢ TƯƠI

XUẤT KHẨU SẢ TƯƠI

XUẤT KHẨU SẢ TƯƠI

XUẤT KHẨU SẢ TƯƠI

đào tạo chứng từ xuất nhập khẩu

đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
đào tạo thực tế xuất nhập khẩu

Vị trí: thực tập Logistics, Số lượng: 10 Ngày cập nhật: 18/03/2019

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu: 01 Người Tại Hà Nội

Nhân viên hành chính kho

TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN Sale Logistics

TUYỂN DỤNG Nhân viên xuất nhập khẩu.

Hoạt động bao gồm chế biến, thương mại xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước ngoài.

XUẤT KHẨU SẢ TƯƠI

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng cây sả của Việt Nam năm 2022 là 108.000 ha, tăng 10% so với năm 2021. Đây là loại cây trồng được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Các tỉnh có diện tích trồng sả lớn nhất là: Hòa Bình: 26.000 ha, Tân Phú Đông, Tiền Giang: 3.774 ha, Thanh Hóa: 3.500 ha, Nghệ An: 2.500 ha, Quảng Nam: 2.000 ha

  1. Chính sách xuất khẩu
  • Theo quy định hiện hành nghị định 69/2018 thì Sả tươi không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu và cũng không nằm trong danh mục hàng phải xin giấy phép xuất khẩu
  • Theo quy định thông tư 06/2023/VBHN-BNNPTNT, Sả tươi nằm trong danh sách hàng hóa phải kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Hun trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu
  1. HS Code và thuế xuất khẩu
  • Hs code: 12119099
  • Thuế XK: 20/0%
  1. Thủ tục thông quan xuất khẩu

Chứng từ khai báo hải quan theo Thông tư 39/2018 quy định Khi xuất khẩu Sả tươi doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ như:

– Tờ khai hải quan xuất khẩu: 1 bản

– Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản
– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa): 1 bản
– Sales Contract (Hợp đồng thương mại): 1 bản
– Giấy đăng ký Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

Tuy nhiên để tránh gặp phải tình trạng thất lạc hàng hóa, tìm kiếm hàng hóa đơn giản dễ dàng, thủ tục hải quan thuận lợi, doanh nghiệp nên dán shipping mark lên từng bao hàng.

  1. Tiêu chí, cách thức đóng gói và bảo quản Sả tươi xuất khẩu

Sả được sơ chế và cắt khúc dài 20cm. Sả được đóng trong bao 1-2kg và 10kg/carton hoặc đóng gói theo yêu cầu của khách hàng. Sả được cấp đông ở nhiệt độ -28 độ C đến -36 độ C.

Sau khi đóng thùng/ bao doanh nghiệp sẽ đóng vào container lạnh 20/40RF:

  • Container 20RF – Đóng được 12-15 tấn sả tươi
  • Container 40RF – Đóng được 15-18 tấn sả tươi
  • Nhiệt độ bảo quản: -18 độ C
  • Hạn sử dụng: 24 tháng

        Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:

  • Tên hàng bằng tiếng Anh
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • MADE IN VIETNAM
  • Ngày sản xuất/ đóng gói
  • Hạn sử dụng (nếu có)
  • Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
  • Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v
  1. Lưu ý khi xuất khẩu Sả tươi
  • Cần có mã vùng trồng và mã cơ sở chế biến Sả tươi
  • Sản phẩm Sả tươicần đạt tiêu chuẩn chất lượng về độ an toàn chất lượng. Cập nhập những tiêu chuẩn mà đối tác có thể yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu Sả tươi như:  GlobalGAP, VietGAP, Organic, ….
  • Đảm bảo quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất cấm sử dụng trong sản xuất
  • Xử lý hun trùng/ nhiệt/ chiếu xạ Sả tươi trước khi đóng gói và đóng container.
  • Phytosanitary (kiểm dịch thực vật)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ( Certificate of Origin)
  • Ghi mã vạch, nguồn gốc xuất xứ, ngôn ngữ theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu sả tươi
  • Certificate Health (giấy chứng nhận y tế)
  • Certificate of Quality (C/Q – giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm)
  • Certificate of Analyst (C/A – bảng phân tích thành phần sản phẩm)
  1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng Sả của Việt Nam

Cây sả chỉ trồng được ở một số ít nước trong đó có Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu sả lớn nhất của Việt Nam là:

  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Trung Quốc
  • Đài Loan
  • Hoa Kỳ
  • Ngoài ra, sả Việt Nam còn được xuất khẩu sang một số thị trường khác như: Singapore, Malaysia, Australia, Thái Lan,...

Sả Việt Nam được xuất khẩu dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm sả tươi, sả khô, sả đông lạnh, tinh dầu sả,... Sả tươi được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... Sả khô và sả đông lạnh được xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, bao gồm cả các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu. Tinh dầu sả được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...